Công dụng thuốc Cloxapen

Cloxapen có hoạt chất chính là Cloxacillin, một kháng sinh nhóm beta lactam. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Cloxapen.

1. Cloxapen có tác dụng gì?

Thuốc Cloxapen có hoạt chất chính là Cloxacillin, là một loại kháng sinh thuộc nhóm beta lactam, được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự tổng hợp thành tế bào, từ đó khiến vi khuẩn bị tiêu diệt. Thuốc Cloxapen được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Thuốc không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi rút chẳng hạn như cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Cloxapen

Cách sử dụng:

  • Dùng thuốc Cloxapen bằng đường uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc được hấp thu tốt nhất khi uống lúc đói (1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn). Liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đáp ứng với liệu pháp. Ở trẻ em, liều lượng cũng dựa trên trọng lượng và tuổi.
  • Để có hiệu quả tốt nhất, hãy uống thuốc kháng sinh Cloxapen vào cùng thời điểm mỗi ngày. Tiếp tục dùng thuốc Cloxapen cho đến khi hết liệu trình theo quy định, ngay cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Ngừng thuốc quá sớm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, dẫn đến tái phát nhiễm trùng và đề kháng kháng sinh. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

Liều dùng:

Người lớn

  • Liều Cloxapen khuyến cáo là uống 250 - 500mg/ lần, ngày 4 lần. Thời gian điều trị phụ thuộc vào loại và độ nặng của nhiễm khuẩn cũng như đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
  • Đối với đa số trường hợp nhiễm tụ cầu, liệu pháp kéo dài ít nhất 14 ngày; có thể cần phải kéo dài hơn đối với viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc hoặc các tình trạng nhiễm khuẩn nặng khác.

Trẻ em:

  • Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn, cân nặng dưới 2kg: Khuyến cáo dùng liều 25mg/ kg, cách 12 giờ một lần.
  • Trẻ sơ sinh 7 - 28 ngày tuổi, cân nặng dưới 2kg hoặc trẻ 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn cân nặng 2 kg hoặc hơn: Liều thường dùng là 25mg/ kg cách 8 giờ/ lần.
  • Trẻ 7 đến 28 ngày tuổi, cân nặng 2 kg hoặc hơn: Khuyến cáo dùng liều 25mg/ kg, cách 6 giờ/ lần.
  • Trẻ em ≥ 1 tháng tuổi, cân nặng dưới 20kg: Liều khuyến cáo là 50 - 100mg/ kg/ ngày (tối đa 4g) chia làm 4 lần.
  • Trẻ ≥ 1 tháng tuổi, cân nặng 20kg hoặc hơn: Dùng liều thuốc Cloxapen như với người lớn.

3. Tác dụng phụ của thuốc Cloxapen là gì?

Bệnh nhân sử dụng thuốc Cloxapen có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:

Thường gặp:

Ít gặp:

  • Da: Mày đay.
  • Máu: Tăng bạch cầu ưa ái toan.

Hiếm gặp:

  • Toàn thân: Sốc phản vệ.
  • Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc.
  • Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật.
  • Tiết niệu - sinh dục: Rối loạn chức năng thận, tăng creatinin huyết thanh.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cloxapen

  • Khi sử dụng thuốc Cloxapen, cần thận trọng đối với tất cả các biểu hiện dị ứng. Phải ngừng thuốc ngay lập tức và chuẩn bị phương tiện cấp cứu, đề phòng sốc phản vệ ở người điều trị bằng các kháng sinh nhóm beta-lactam.
  • Cloxacillin có thể gây rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu và tăng phát triển các vi khuẩn không nhạy cảm.
  • Cần rất thận trọng khi dùng Cloxapen cho trẻ sơ sinh, tốt nhất là không dùng vì nguy cơ tăng bilirubin huyết do cạnh tranh gắn kết vào protein huyết thanh (gây vàng da nhân).
  • Cần sử dụng thận trọng Cloxapen trong các trường hợp tương tự với Flucloxacilin. Giống như Flucloxacilin, thuốc có thể gây viêm gan, vàng da ứ mật; tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau 2 tháng ngừng thuốc. Bệnh nhân cao tuổi và người có thời gian dùng thuốc trên 2 tuần có nguy cơ cao xảy ra tình trạng trên. Khuyến cáo dùng Cloxapen thận trọng với ở người bị bệnh gan nặng.
  • Người dị ứng với cephalosporin cũng có thể có nguy cơ dị ứng với Cloxacillin.
  • Sử dụng kháng sinh Cloxapen có thể liên quan đến các rối loạn huyết học (ví dụ như mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu). Các phản ứng thường có thể hồi phục khi ngừng điều trị Cloxapen.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Cloxapen cho những bệnh nhân có tiền sử rối loạn co giật. Vì khi nồng độ thuốc huyết thanh cao, đặc biệt là bệnh nhân suy thận có thể làm tăng nguy cơ co giật.
  • Trẻ sơ sinh: Có thể bị giảm thanh thải Cloxacillin ở thận. Đánh giá thường xuyên nồng độ trong huyết thanh và tình trạng lâm sàng để biết các tác dụng ngoại ý cũng như điều chỉnh liều lượng thường xuyên có thể cần thiết ở nhóm bệnh nhân này.
  • Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu trên động vật không thấy có bằng chứng về suy yếu khả năng sinh sản hoặc nguy hại cho thai. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ về sử dụng Cloxacillin trong thời kỳ mang thai, do vậy chỉ dùng thuốc Cloxapen trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: Cloxacillin phân bố vào sữa. Thuốc kháng sinh có trong sữa mẹ có thể gây ra sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Do vậy, nên theo dõi trẻ sơ sinh về các rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tưa miệng hoặc tiêu chảy. Nhìn chung, thuốc Cloxapen được coi là tương thích với việc cho con bú khi được sử dụng với liều lượng khuyến cáo thông thường.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc sẽ tác động đến hiệu quả điều trị và/ hoặc làm tăng độc tính của thuốc. Do vậy bệnh nhân cần thông báo cho nhân viên y tế tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng. Dưới đây là một số tương tác thuốc của Cloxapen cần lưu ý trên lâm sàng:

  • Tương tự đối với các penicilin khác, dùng chung Cloxacilin với các aminoglycosid sẽ làm mất tác dụng của cả hai thuốc. Nếu cần thiết phải dùng cả 2 loại kháng sinh này, phải pha chế riêng và tiêm ở hai vị trí khác nhau.
  • Việc dùng đồng thời liều cao Cloxacillin với các chất chống đông máu như coumarin, dẫn xuất indandion hoặc heparin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì các kháng sinh penicilin ức chế kết tụ tiểu cầu. Vì vậy cần phải theo dõi cẩn thận người bệnh về các dấu hiệu xuất huyết.
  • Không nên dùng thuốc Cloxapen với các chất làm tan huyết khối vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nặng.
  • Việc sử dụng thuốc Cloxapen với các thuốc độc gan có thể tăng thêm mức độ độc hại gan.
  • Nồng độ trong máu của Cloxapen tăng lên nếu dùng cùng với probenecid do probenecid làm giảm bài tiết các penicilin qua ống thận.

Trên đây là các thông tin tổng quan về thuốc Cloxapen. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thuốc, bệnh nhân đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

96 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Efatrio
    Công dụng thuốc Efatrio

    Efatrio thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng để điều trị nhiễm HIV-1 ở người lớn và thanh thiếu niên. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Efatrio thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Farcozol
    Công dụng thuốc Farcozol

    Farcozol công dụng chính trong việc điều trị bệnh đau nửa đầu và các chứng bệnh liên quan đến rối loạn tiền đình. Trước khi sử dụng thuốc Farcozol, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, liều lượng ...

    Đọc thêm
  • kineptia 250mg
    Lưu ý khi dùng thuốc Kineptia 250mg

    Kineptia 250mg là thuốc dành cho những bệnh nhân bị động kinh. Khi dùng cần hết sức thận trọng và theo dõi các tương tác thuốc. Việc nắm rõ những công dụng về thuốc giúp quá trình điều trị trở ...

    Đọc thêm
  • midakacin
    Công dụng thuốc Midakacin 500

    Midakacin là thuốc thuộc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Thuốc thường được dùng trong điều trị các bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn ổ bụng,... Bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kalcogen
    Công dụng thuốc Kalcogen

    Kalcogen thuộc nhóm thuốc huyết thanh và globulin miễn dịch, được sử dụng để điều trị chủ yếu các chứng mất bạch cầu hạt. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng, liều dùng của thuốc Kalcogen thông qua bài viết ...

    Đọc thêm