Công dụng thuốc Gomrusa

Thuốc Gomrusa là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Thuốc Gomrusa được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói theo từng chai, mỗi chai 30 viên.

1. Gomrusa là thuốc gì?

Thành phần chính của thuốc Gomrusa là Adefovir dipivoxil, hàm lượng 10mg. Thuốc Gomrusa được sản xuất bởi Daewoong Bio Inc. - HÀN QUỐC và lưu hàng ở Việt Nam với số đăng ký VN-17413-13.

Hoạt chất Adefovir là một thuốc có khả năng kháng virus thông qua việc ức chế các enzym cần thiết để virus gây bệnh viêm gan siêu vi B (HBV) và virus HIV sinh sản. Virus loại này sinh sản bằng cách sử dụng vật liệu di truyền của tế bào trong cơ thể để tạo thêm virus mới, từ đó lan nhiễm cho các tế bào khác. Adefovir can thiệp vào vòng đời của virus để ngăn chặn quá trình tạo thêm virus nhờ gắn kết đặc hiệu với các enzyme DNA polymerase, vì thế virus không thể xây dựng vật liệu di truyền cần thiết và không nhiễm thêm cho các tế bào khác.

2. Chỉ định - chống chỉ định của thuốc Gomrusa

Thuốc Gomrusa được chỉ định sử dụng để điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn, người có bằng chứng về sự nhân lên của virus hoạt động và có tình trạng tăng lâu dài các aminotransferase trong huyết thanh hoặc người có bệnh mô tiến triển (bệnh nhân có kết quả xét nghiệm HbeAg+ và HbeAg- với chức năng gan còn bù, người có đề kháng với thuốc Lamivudin với chức năng gan còn/mất bù).

Thuốc Gomrusa chống chỉ định dùng ở các bệnh nhân gan to, người đi phân có mỡ, bệnh acid máu do chuyển hóa, bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Gomrusa.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Gomrusa

Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính: Uống 1 viên thuốc Gomrusa/ngày.

Bệnh nhân suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin trong khoảng 20 - 49 ml/ phút: uống thuốc Gomrusa liều 10 mg/48 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin trong khoảng 10 - 19 ml/ phút: dùng thuốc Gomrusa liều 10 mg/72 giờ.
  • Bệnh nhân thẩm phân máu: dùng thuốc Gomrusa với liều 10 mg mỗi 7 ngày, dùng thuốc Gomrusa sau khi thẩm phân hoặc sau thẩm phân tích lũy tổng cộng 10 giờ.

Thuốc Gomrusa được dùng theo đường uống, có thể dùng lúc đói hoặc no.

4. Lưu ý quá liều thuốc Gomrusa và cách xử trí

Liều dùng thuốc Gomrusa lên đến 500 mg Adefovir dipivoxil trong 2 tuần và liều dùng 250 mg trong 12 tuần có liên quan đến chứng biếng ăn và rối loạn tiêu hóa. Khi xảy ra tình trạng quá liều thuốc Gomrusa như trên, bác sĩ cần phải theo dõi bệnh nhân và có biện pháp điều trị hỗ trợ ngay khi cần thiết.

Hoạt chất Adefovir trong thuốc Gomrusa có thể được loại bỏ bằng thẩm phân máu, độ thanh thải trung bình là 104 ml/ phút, tuy nhiên sự thải trừ thuốc Gomrusa bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc vẫn chưa được nghiên cứu.

5. Tác dụng phụ của thuốc Gomrusa

Các tác dụng không mong muốn của thuốc Gomrusa thông thường nhất là:

  • Suy nhược, đau đầu;
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi;
  • Tăng creatinin và giảm phosphat huyết.
  • Viêm tụy.
  • Bệnh cơ, loãng xương;
  • Suy thận, hội chứng fanconi, bệnh lý ở ống lượn gần;
  • Tăng nồng độ men gan và đợt kịch phát cấp tính viêm gan sau khi ngừng thuốc Gomrusa. Tình trạng tăng men gan trong máu thường tăng cao và nhanh. Cần theo dõi chức năng gan và thận 3 tháng/ lần nếu dùng thuốc Gomrusa kéo dài;
  • Nhiễm acid lactic: liên quan đến gan to và gan nhiễm mỡ có thể gặp khi dùng các thuốc đồng đẳng nucleosid đơn trị hoặc phối hợp thuốc kháng retrovirus;

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Gomrusa

Không có các nghiên cứu có kiểm soát đầy đủ về việc dùng thuốc Gomrusa ở phụ nữ có thai do đó không nên dùng thuốc trong thai kỳ, trừ khi thật sự cần thiết và đã cân nhắc cẩn thận về các nguy cơ và lợi ích của thuốc Gomrusa.

Hoạt chất Adefovir không được biết có bài tiết vào sữa mẹ hay không do đó cần hướng dẫn phụ nữ không cho con bú khi đang uống thuốc Gomrusa.

Tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc Gomrusa cho bệnh nhi hiện vẫn chưa được thiết lập.

Một số tác dụng không mong muốn của thuốc Gomrusa như chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác có khả năng dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng tập trung và phản xạ. Vì vậy người bệnh đang dùng thuốc Gomrusa không nên lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện các hoạt động tương tự nếu cảm thấy khả năng tập trung và phản xạ của bản thân bị giảm sút.

Cần t theo dõi chức năng thận ở tất cả các bệnh nhân điều trị với thuốc Gomrusa, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ bị suy thận. Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận khi bắt đầu điều trị thuốc Gomrusa hoặc người bị suy thận trong thời gian điều trị thuốc Gomrusa. Cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi ngưng thuốc Gomrusa ở bệnh nhân bị độc tính trên thận do dùng thuốc.

7. Tương tác thuốc của thuốc Gomrusa

  • Adefovir không ức chế bất kỳ enzyme thông thường nào ở người như hệ CYP450, CYP1A2, CYP2C9, CYP2C19, CYP2D6, CYP3A4 và cũng không là chất nền cho những enzym này.
  • Adefovir thải trừ qua thận, dùng thuốc Gomrusa cùng với các thuốc làm giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh bài tiết qua ống thận sẽ làm tăng nồng độ Adefovir và/hoặc các thuốc dùng cùng.
  • Dùng 800 mg Ibuprofen 3 lần/ngày sẽ làm tăng nồng độ của thuốc Adefovir lên khoảng 23%.
  • Không nên sử dụng đồng thời thuốc Gomrusa và thuốc chứa hoạt chất tenofovir disoproxil fumarate.
  • Theo dõi sát bệnh nhân khi sử dụng thuốc Gomrusa cùng với thuốc bài tiết qua thận hoặc thuốc có ảnh hưởng đến chức năng thận.

12 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan