Công dụng thuốc Kydheamo

Thuốc Kydheamo được sử dụng như một liệu pháp thay thế thận để lọc máu và người bệnh bị ngộ độc cần lọc máu liên tục. Bài viết dưới đây xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về dòng thuốc Kydheamo này.

1. Kydheamo là thuốc gì?

Thuốc Kydheamo thuộc nhóm dung dịch thẩm phân phúc mạc, được bào chế dưới dạng dung dịch thẩm phân máu (1,4%; 4,2%; 7,5% và 8,4%) đóng theo thùng 1 can 10 lít.

Thuốc Kydheamo có thành phần chính Natri clorid 30,5g và Natri hydrocarbonat 66g, ngoài ra còn có các thành phần tá dược khác và nước tinh khiết vừa đủ 1000 ml.

2. Thuốc Kydheamo có tác dụng gì?

Thuốc Kydheamo 2B chỉ được sử dụng khi pha với dung dịch Kydheamo 3A trong các trường hợp:

3. Liều lượng, Cách dùng thuốc Kydheamo

Không được sử dụng thuốc Kydheamo 2B một mình để thẩm phân máu. Chỉ được sử dụng Kydheamo 2B khi pha loãng ngay trước khi dùng theo tỷ lệ:

  • Dung dịch Kydheamo 3A (Acid): 1 thể tích
  • Dung dịch Kydheamo 2B (Bicarbonat): 1,83 thể tích
  • Nước tinh khiết hoặc nước cất: 34 thể tích
  • Dùng thẩm phân acetat ngoài cơ thể.
  • Thời gian thẩm phân tuỳ thuộc thể trạng người bệnh.
  • Tốc độ thẩm phân tùy thuộc vào từng người bệnh và theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Chú ý: Không được dùng Kydheamo tiêm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Kydheamo

Thuốc Kydheamo không được sử dụng trong trường hợp:

  • Người bệnh mắc bệnh lý đông máu trầm trọng.
  • Những người bệnh có tuần hoàn máu hoặc huyết áp không ổn định, cần áp dụng phương pháp thẩm phân ngoài cơ thể khác.

5. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Kydheamo

  • Thận trọng dùng Kydheamo với những người bệnh có bệnh tim mạch không ổn định hoặc đang xuất huyết.
  • Chỉ sử dụng Kydheamo khi dung dịch trong suốt. Không được dùng Kydheamo nếu dung dịch có chứa các tiểu phân chất rắn.
  • Cần đặc biệt chú ý đến khả năng giảm kali huyết khi sử dụng Kydheamo.
  • Nếu việc cung cấp natri bicarbonat là chống chỉ định nhưng chức năng thận không bị tổn thương, nên kiềm hóa bằng dung dịch THAM.
  • Tránh dùng lâu dài với liều Kydheamo cao hơn liều khuyến cáo ở người bệnh mở thông đại tràng.
  • Không dùng thuốc Kydheamo cho người bệnh có chức năng thận kém hoặc người bệnh đang thẩm tách vì có thể gây ra tăng hàm lượng nhôm hay magie trong máu.

6. Tương tác Kydheamo với các thuốc khác

Dưới đây là một số tương tác thuốc Kydheamo đã được báo cáo như sau:

  • Natri bicarbonat làm kiềm hóa nước tiểu, nên có thể làm giảm sự thải trừ Amphetamin, Quinidin, Pseudoephedrin, các thuốc cường giao cảm khác và làm tăng độc tính các thuốc trên.
  • Natri bicarbonat kết hợp dùng chung với Lithi có thể làm tăng sự thải trừ lithi.
  • Không dùng hoặc tránh dùng natri bicarbonat với rượu.
  • Khi kết hợp dùng chung sucralfat với natri bicarbonat, cần chú ý sucralfat có hiệu quả nhất trong môi trường acid và làm giảm hiệu quả dùng thuốc nếu dùng với thuốc chống acid.
  • Sự hấp thu của một số các thuốc có thể chậm lại hoặc giảm đi khi phối hợp với uống thuốc chống acid như: Rifampicin, Digoxin, các Tetracyclin, Ciprofloxacin, Clopromazin, Diflunisal, Quinidin, Penicilamin, Warfarin và các thuốc kháng Cholinergic.

7. Thuốc Kydheamo gây ra những tác dụng phụ nào?

  • Sử dụng natri bicarbonat quá nhiều có thể gây nhiễm kiềm chuyển hóa hoặc gây phù.
  • Cần chú ý đặc biệt khi dùng thuốc Kydheamo vì có khả năng gây giảm kali huyết và tăng natri huyết.
  • Khi dùng thuốc Kydheamo uống, tác dụng có hại chủ yếu là ở đường tiêu hóa như gây ra tình trạng tiêu chảy nhưng khá hiếm gặp.
  • Natri bicarbonat chỉ được tiêm truyền tĩnh mạch vì có thể gây hoại tử mô nếu tiêm ra ngoài tĩnh mạch.
  • Tất cả các cách điều trị với dung dịch đệm pH đều có nguy cơ gây quá liều. Nếu người bệnh bị nhiễm kiềm sẽ gây nguy cơ tăng độ thẩm thấu trong huyết thanh và giảm kali huyết. Trong trường hợp người bệnh nhiễm kiềm, hoạt tính phân hủy các ose tăng lên khiến nguy cơ giảm glucose huyết nhất là ở những người bệnh không còn dự trữ glycogen ở gan.
  • Người bệnh cần được tính toán định lượng độ kiềm toan sau khi đã dùng được 100 - 300 ml dung dịch natri bicarbonat để có thể tính toán mức độ natri bicarbonat cần dùng tiếp và cũng để tránh dùng quá mức.
  • Trường hợp người bệnh nhiễm acid trong đái tháo đường đang điều trị bằng insulin, cần được theo dõi chặt chẽ người bệnh tránh nguy cơ dùng quá liều natri bicarbonat.
  • Natri bicarbonat là thuốc chống acid trực tiếp và mạnh. Người bệnh cần tránh dùng Natri bicarbonat kéo dài với liều cao.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Kydheamo. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Kydheamo theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

646 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan