Công dụng thuốc L-Stafloxin 500

Thuốc L-Stafloxin 500 thường được chỉ định trong điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc L-Stafloxin 500 sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thành phần của một viên L-Stafloxin 500

Mỗi viên L-Stafloxin 500 sẽ bao gồm 500mg Levofloxacin và các tá dược vừa đủ. Thuốc sẽ được bào chế ở dạng viên nén bao phim.

2. L Stafloxin 500 có tác dụng gì?

Levofloxacin có trong thuốc L-Stafloxin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Nó có cấu trúc hóa học đồng phân dạng L của Ofloxacin. Từ cấu trúc này mà Levofloxacin sở hữu hoạt tính kháng khuẩn.

Bên cạnh đó, Levofloxacin còn có khả năng diệt khuẩn nhờ ức chế enzym Topoisomerase IV và DNA gyrase, từ đó ngăn cản quá trình tái tạo, tái tổ hợp DNA của vi khuẩn. Nhiều loại vi khuẩn, kể cả với những vi khuẩn đã kháng Aminoglycoside, Penicillin, Beta-lactam, Macrolid đều rất nhạy cảm đối với Levofloxacin bởi nó có tính phổ kháng khuẩn rộng.

Danh sách một số loại vi khuẩn bị tác động bởi L-Stafloxin đó là:

  • Nhóm vi khuẩn Gram âm: H. influenza, Moraxella catarrhalis, Enterobacter cloacae, E.coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis;
  • Nhóm vi khuẩn ưa khí Gram dương: Staphylococcus aureus meti-S,Streptococcus pneumoniae, Bacillus anthracis;
  • Một số loại vi khuẩn khác: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Propionibacterium, Peptostreptococcus, Fusobacterium.

Bên cạnh đó, vẫn sẽ có những nhóm vi khuẩn không bị tác động bởi thuốc như: Nhóm vi khuẩn kháng lại Fluoroquinolone, Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus meti-R.

Thuốc L-Stafloxin 500 được sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Liều lượng và các dùng thuốc L-Stafloxin 500

Thời gian sử dụng thường sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Liều dùng theo từng trường hợp như sau:

  • Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn gây ra sẽ điều trị với liều dùng 5mg/ lần/ ngày trong 28 ngày;
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp điều trị theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 ngày, liều dùng là 250mg/ lần/ ngày;
  • Người suy thận sẽ được điều chỉnh liều dùng phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin (CC);
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu xuất hiện biến chứng, viêm thận, bể thận có CC ≥ 20 sẽ áp dụng liều dùng là 250mg/ 24 giờ, CC= 10 đến 19 sẽ áp dụng liều dùng là 250mg/ 48 giờ mỗi lần;
  • Liều dùng ban đầu ở các mức CC đều được áp dụng liều dùng là 500mg, còn liều duy trì sẽ thay đổi tùy vào mức CC, cụ thể như:
    • CC= 50 đến 80: Sử dụng liều bình thường.
    • CC= 20 - 49 dùng liều 250mg/ lần/ 24 giờ.
    • CC= 10 - 19 dùng liều 125mg/ lần/ ngày.

Thuốc ở dạng viên nén nên sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường uống. Sử dụng 250- 300ml nước lọc và uống nguyên viên thuốc.

4. Các trường hợp sẽ không được khuyến cáo sử dụng thuốc

  • Người có phản ứng quá mẫn với Levofloxacin và các chất có trong thuốc hoặc kháng sinh Quinolon khác;
  • Người dưới 18 tuổi không sử dụng thuốc bởi có thể gây độc tính trên sụn, khớp;
  • Người bị thiếu hụt G6PD, động kinh, bệnh về gân, cơ do dùng fluoroquinolon;
  • Người đang mang thai và cho con bú không được khuyến cáo sử dụng thuốc.

5. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc

  • Tình huống thường gặp: Tăng men gan, mất ngủ, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy;
  • Tình huống ít gặp: Tăng bilirubin máu, viêm âm đạo, dị ứng, phát ban, tâm trạng thất thường, nhiễm Candida sinh dục, hoa mắt, chóng mặt, lo lắng;
  • Tình huống hiếm gặp: Sốc phản vệ, rối loạn huyết áp, nhịp tim, phù Quincke, đau khớp, viêm tủy xương, yếu cơ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell, viêm gân Achille, khô miệng, co giật, rối loạn thần kinh, viêm đại tràng kết màng giả.

Trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thước cần liên hệ để hỏi ý kiến bác sĩ phụ trách hoặc người có chuyên môn và tìm ra hướng giải quyết.

6. Các trường hợp tương tác của thuốc

  • Levofloxacin sẽ bị giảm hấp thụ khi sử dụng chung với muối sắt, thuốc Antacid có magie hoặc nhôm;
  • Nguy cơ gây co giật giảm đi khi kết hợp Levofloxacin với Fenbufen, NSAIDs tương tự, Theophylin;
  • Không nên sử dụng chung với Sucralfat bởi sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng thì cần uống cách nhau 2 giờ;
  • Khi dùng chung với Probenecid và Cimetidin độ thanh thải của thuốc L-Stafloxin 24% và 34%;
  • Tăng tác động của Warfarin lên cơ thể nếu dùng cùng L-Stafloxin;
  • Thuốc hạ đường huyết dùng chung với L-Stafloxin có thể gây rối loạn đường huyết với tần suất cao hơn, cần theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc L Stafloxin 500. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc L-Stafloxin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều hoặc đưa đơn thuốc cho người khác sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan