Công dụng thuốc Lamepil 50

Thuốc Lamepil 50 được kê đơn dùng trong trường hợp người lớn và trẻ em có cơn động kinh cần điều trị. Nhằm đảm bảo phát huy tối ưu công dụng trị liệu mà thuốc Lamepil mang lại, người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ đã được thiết lập bởi bác sĩ chuyên khoa.

1. Lamepil 50 là thuốc gì?

Lamepil 50 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được nghiên cứu và sản xuất bởi Ipca Laboratories., Ltd - Ấn Độ. Hiện nay, thuốc Lamepil 50 được cấp phép lưu hàng tại Việt Nam dưới dạng viên nén và đóng gói theo quy cách hộp 2 vỉ x 14 viên.

Thuốc Lamepil được sử dụng chủ yếu cho những bệnh nhân bị động kinh cục bộ hoặc toàn thể. Mỗi viên nén Lamepil có chứa các dược chất sau:

  • Hoạt chất chính: Lamotrigin hàm lượng 50mg.
  • Các tá dược phụ trợ: Microcrystalline cellulose (Avicel PH 101), Natri starch glycolate, Lactose monohydrate, Talc tinh khiết, Povidone K 30 (PVPK-30), Ferric oxide yellow E172 và Magnesium stearat.

Nhìn chung, thuốc Lamepil 50 được dùng theo đơn của bác sĩ. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định, tuyệt đối không tự ý điều trị khi chưa được chấp thuận.

2. Thuốc Lamepil 50 có tác dụng gì?

2.1 Công dụng của hoạt chất Lamotrigin

Lamotrigin được biết đến là thuốc chống động kinh (AED) thuộc phân nhóm Phenyltriazine, có khả năng phòng ngừa hiệu quả cơn co giật. Theo nghiên cứu cho thấy, Lamotrigin mang lại tác dụng chủ yếu đối với hệ thần kinh trung ương, có các đặc tính dược động học như sau:

  • Mức độ khả sinh dụng gần như tuyệt đối sau khi dùng bằng đường uống.
  • Lamotrigin được phân bổ phần lớn trong dịch ngoại bào và máu.
  • Sau khi được chuyển hóa tại gan, Lamotrigin được bài tiết qua đường nước tiểu.
  • Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương của Lamotrigin phụ thuộc vào hàm lượng liều dùng cũng như độ bão hòa của hoạt chất.

2.2 Chỉ định – Chống chỉ định sử dụng thuốc Lamepil 50

Hiện nay, thuốc Lamepil 50 được kê đơn chủ yếu để điều trị phối hợp cơn động kinh cục bộ ở người trưởng thành. Ngoài ra, sản phẩm cũng được kết hợp với Lennox-Gastaut nhằm đẩy lùi cơn động kinh toàn thể ở cả người lớn và trẻ em. Khi dùng đơn trị liệu, Lamepil giúp xử lý hiệu quả cơn động kinh cục bộ cho người trưởng thành đang sử dụng thuốc chống động kinh thuộc nhóm cảm ứng men.

Tuy nhiên, chống chỉ định dùng thuốc Lamepil 50 cho các trường hợp dưới đây khi chưa có sự chấp thuận của bác sĩ:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn hoặc dị ứng với hoạt chất Lamotrigin hay bất kỳ tá dược phụ trợ có trong công thức thuốc.
  • Bệnh nhân bị viêm gan cấp hoặc mãn tính.
  • Người có tiền sử gia định bị viêm gan nghiêm trọng, đặc biệt là viêm gan do sử dụng thuốc.
  • Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với Valproate sodium.
  • Người bị rối loạn chuyển hóa Porphyria cũng không nên sử dụng Lamepil 50.
  • Thai phụ và bà mẹ nuôi con bú.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Lamepil 50

Thuốc Lamepil 50 được bào chế dưới dạng viên nén dùng bằng đường uống. Bệnh nhân nên nuốt nguyên viên thuốc, không nhai hoặc nghiền nát trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, tránh dùng chung sản phẩm với các thức uống có gas, chứa cồn như nước ngọt, bia, rượu và cà phê,...

Dưới đây là liều dùng thuốc Lamepil 50 theo khuyến cáo chung của bác sĩ:

  • Liều cho trẻ từ 2 – 12 tuổi: Uống liều 0,15mg/ kg thể trọng/ ngày, chia 1 – 2 lần/ ngày trong tuần 1 và 2. Từ tuần 3 và 4 uống liều 0,3mg/ kg thể trọng/ ngày, chia 1 – 2 lần, sau đó uống liều duy trì từ 1 – 5mg/ kg thể trọng/ ngày, tối đa 400mg/ ngày.
  • Liều cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên: Tuần 1 - 4 uống liều 25mg/ ngày, sau đó dùng liều duy trì 100 – 400mg/ ngày, chia 1 – 2 lần. Có thể dùng Lamepil 50 phối hợp với thuốc chống động kinh cảm ứng men trong khoảng liều từ 50 – 100mg/ ngày, chia 2 lần, sau đó dùng liều duy trì từ 300 – 500mg/ ngày. Khi chuyển đổi liều đơn trị liệu thuốc chống động kinh cảm ứng men sang Lamotor cho người từ 16 tuổi trở lên, dùng liều duy trì 500mg/ kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 lần.

Trong thời gian điều trị với thuốc Lamepil 50, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn về liều dùng đã được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh, rút ngắn hay kéo dài thời gian dùng thuốc khi chưa được chấp thuận.

4. Những tác dụng phụ có nguy cơ gặp phải khi dùng thuốc Lamepil 50

Khi sử dụng thuốc chống cơn động kinh Lamepil 50, người bệnh có khả năng gặp phải một số phản ứng bất lợi dưới đây:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết hoặc hạch to (hiếm gặp).
  • Rối loạn mắt (hiếm gặp): Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc viêm kết mạc.
  • Rối loạn chung: Đau lưng, mệt mỏi, đau cổ, suy nhược, đau ngực, hội chứng cúm, sốt, viêm thực quản, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, suy nhược, đau cổ, chán ăn, táo bón, loét dạ dày, xuất huyết trực tràng hoặc đầy hơi.
  • Rối loạn gan mật (rất hiếm): Tăng chức năng gan, rối loạn chức năng gan, suy gan hoặc viêm tụy.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Sưng hạch, sốt, bất thường về máu, suy đa cơ quan, đông máu nội mạch rải rác, ức chế miễn dịch, viêm mạch, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm/ tăng cân, phù ngoại vi và phù nề.
  • Rối loạn cơ xương khớp: Đau khớp (thường gặp), đau cơ, phản ứng như Lupus (hiếm gặp), tiêu cơ vân, loãng xương, giảm mật độ xương hoặc gãy xương khi dùng thuốc kéo dài.
  • Rối loạn hệ thần kinh (thường gặp): Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, kích động, mất ngủ, run rẩy, mất điều hòa, viêm màng não, rung giật nhãn cầu, mất thăng bằng, bệnh Parkinson nặng đi, hiệu ứng ngoại tháp, rối loạn vận động hoặc tăng tần suất co giật.
  • Rối loạn tâm thần: Khó chịu, gây hấn, ảo giác, lẫn lộn, co giật, trầm cảm và căng thẳng.
  • Rối loạn thận: Tiểu nhiều.
  • Rối loạn hệ sinh sản: Viêm âm đạo, đau bụng kinh, tăng ham muốn và vô kinh.
  • Rối loạn hô hấp: Viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi, tăng ho, viêm họng, khó thở, chảy máu cam, co thắt phế quản hoặc ngưng thở.
  • Phản ứng trên da: Phát ban dị ứng, hoại tử biểu bì, hội chứng Stevens-Johnson, ngứa, da khô, viêm da tiếp xúc, phù mặt, đổ mồ hôi, Eczema và bệnh chàm.

Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ ngoại ý nào được đề cập ở trên trong quá trình điều trị với thuốc Lamepil 50, bệnh nhân cần ngưng điều trị và báo cho bác sĩ sớm để được hỗ trợ. Việc phát hiện và xử lý kịp thời sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa những hệ lụy sức khỏe đáng chú ý khác.

5. Những tác dụng phụ có nguy cơ gặp phải khi dùng thuốc Lamepil 50

Khi sử dụng thuốc chống cơn động kinh Lamepil 50, người bệnh có khả năng gặp phải một số phản ứng bất lợi dưới đây:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết hoặc hạch to (hiếm gặp).
  • Rối loạn mắt (hiếm gặp): Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc viêm kết mạc.
  • Rối loạn chung: Đau lưng, mệt mỏi, đau cổ, suy nhược, đau ngực, hội chứng cúm, sốt, viêm thực quản, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, suy nhược, đau cổ, chán ăn, táo bón, loét dạ dày, xuất huyết trực tràng hoặc đầy hơi.
  • Rối loạn gan mật (rất hiếm): Tăng chức năng gan, rối loạn chức năng gan, suy gan hoặc viêm tụy.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Sưng hạch, sốt, bất thường về máu, suy đa cơ quan, đông máu nội mạch rải rác, ức chế miễn dịch, viêm mạch, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm/ tăng cân, phù ngoại vi và phù nề.
  • Rối loạn cơ xương khớp: Đau khớp (thường gặp), đau cơ, phản ứng như Lupus (hiếm gặp), tiêu cơ vân, loãng xương, giảm mật độ xương hoặc gãy xương khi dùng thuốc kéo dài.
  • Rối loạn hệ thần kinh (thường gặp): Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, kích động, mất ngủ, run rẩy, mất điều hòa, viêm màng não, rung giật nhãn cầu, mất thăng bằng, bệnh Parkinson nặng đi, hiệu ứng ngoại tháp, rối loạn vận động hoặc tăng tần suất co giật.
  • Rối loạn tâm thần: Khó chịu, gây hấn, ảo giác, lẫn lộn, co giật, trầm cảm và căng thẳng.
  • Rối loạn thận: Tiểu nhiều.
  • Rối loạn hệ sinh sản: Viêm âm đạo, đau bụng kinh, tăng ham muốn và vô kinh.
  • Rối loạn hô hấp: Viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi, tăng ho, viêm họng, khó thở, chảy máu cam, co thắt phế quản hoặc ngưng thở.
  • Phản ứng trên da: Phát ban dị ứng, hoại tử biểu bì, hội chứng Stevens-Johnson, ngứa, da khô, viêm da tiếp xúc, phù mặt, đổ mồ hôi, Eczema và bệnh chàm.

Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ ngoại ý nào được đề cập ở trên trong quá trình điều trị với thuốc Lamepil 50, bệnh nhân cần ngưng điều trị và báo cho bác sĩ sớm để được hỗ trợ. Việc phát hiện và xử lý kịp thời sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa những hệ lụy sức khỏe đáng chú ý khác.

6. Những lưu ý quan trọng cần biết khi dùng thuốc Lamepil 50

Dưới đây là một số khuyến cáo chung mà người dùng thuốc Lamepil nên biết nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả trị liệu cao:

  • Ngừng điều trị ngay khi có sự xuất hiện của nốt ban đỏ.
  • Trong quá trình sử dụng Lamepil, theo dõi định kỳ thông số đông máu cũng như chức năng gan – thận.
  • Không dừng thuốc đột ngột, nên giảm dần liều trong vòng 2 tuần trước khi ngưng hẳn.
  • Thận trọng khi điều trị cơn động kinh bằng Lamepil 50 cho người bị suy thận giai đoạn cuối.
  • Nên giảm liều thuốc đối với người bị suy gan.
  • Phụ nữ có thai hoặc người đang nuôi con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Lamepil.
  • Thuốc có thể gây phản ứng chóng mặt, nhức đầu,... vì vậy bệnh nhân nên thận trọng trong lúc lái xe hay sử dụng máy móc.
  • Nếu uống quá liều thuốc Lamepil và gặp phải những phản ứng bất lợi, hãy đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ. Một số biện pháp xử lý quá liều bao gồm rửa dạ dày, gây nôn hoặc uống than hoạt tính.
  • Trong trường hợp bỏ lỡ liều thuốc Lamepil 50, bệnh nhân cần uống bù liều càng sớm càng tốt, tuy nhiên không uống quá sát hoặc chồng liều với liều thuốc tiếp theo.
  • Nếu thuốc đã quá hạn hay có dấu hiệu nấm mốc, hư họng, người bệnh nên vứt bỏ thuốc theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Báo cho bác sĩ những dược phẩm khác mà bạn đang dùng nhằm tránh gây tương tác bất lợi khi dùng cùng với thuốc Lamepil 50.

Bài viết đã cung cấp thông tin Lamepil 50 có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Lamepil 50 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Lamepil 50 là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.

35 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan