Công dụng thuốc Opezepam

Thuốc Opezepam là thuốc kê đơn do đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Thuốc Opezepam có thành phần chính là Clonazepam và được điều chế ở dạng viên nén. Thuốc Opezepam thường được sử dụng trong các trường hợp động kinh co giật, đặc biệt ở trẻ em.

1. Thuốc Opezepam là thuốc gì?

Thuốc Opezepam là thuốc được sử dụng trong các trường hợp động kinh, co giật (đặc biệt ở trẻ em). Thuốc Opezepam được điều chế ở dạng viên nén với thành phần chính của thuốc là Clonazepam. Đối với Opezepam 1 có chứa hàm lượng Clonazepam là 1mg, Opezepam 2 có hàm lượng Clonazepam là 2mg.

Bên cạnh đó thuốc còn chứa các loại tá dược khác vừa đủ một viên. Thuốc Opezepam có thể được đóng gói ở dạng ví hoặc dạng chai. Thuốc Opezepam có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Trong quá trình sử dụng thuốc Opezepam nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C.

2. Thuốc Opezepam có tác dụng gì?

Thành phần Clonazepam trong thuốc là một dẫn xuất mạch chống co giật. Hóa chất này có khả năng tăng cường sự tác động của axit gamma (đây là chất dẫn truyền thần kinh ức chế chủ yếu của hệ thần kinh trung ương).

Nồng độ của thuốc đạt ở mức cực đại sau 1 đến 4 giờ uống. Các hoạt chất có trong thuốc Opezepam được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Có 86% thuốc được bài tiết chủ yếu qua dạng ảnh các chất chuyển hóa tự do hoặc dạng liên hợp. Thuốc Opezepam có thể bài tiết qua đường sữa mẹ.

Thuốc Opezepam thường được chỉ định cho các đối tượng mắc bệnh động kinh. Tác dụng của thuốc có thể thấy rõ đối với những cơn co giật, động kinh nhỏ điển hình hoặc không điển hình. Một số người mắc chứng hoảng sợ có thể kèm theo chứng sợ chỗ đông người hoặc sợ khoảng rộng cũng được chỉ định sử dụng loại thuốc này.

Thuốc không được phép kê đơn trong các trường hợp sau:

  • Người quả mận với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc (Clonazepam)
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc có chứa benzodiazepin
  • Người mắc bệnh gan hoặc tăng nhãn áp cấp góc đóng không nên sử dụng thuốc Opezepam

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Opezepam và liều lượng dùng thuốc

3.1. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh động kinh

  • Người lớn: Trong giai đoạn đầu sử dụng thuốc Opezepam người bệnh không nên dùng quá 1,5 mg/ngày, chia làm 3 lần uống. Mỗi 3 ngày sau khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể tăng liều từ 0,5 đến 1 mg cho đến khi cơn động kinh được kiểm soát. Tuy nhiên nhiều thấy xuất hiện các triệu chứng không mong muốn bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc Opezepam và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Liều duy trì với nhóm đối tượng này là từ 4 đến 8 mg/ngày, chia làm 3 lần uống. Bệnh nhân không được sử dụng quá 20 mg thuốc Opezepam mỗi ngày
  • Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi: Liều lượng khi mới sử dụng là từ 0.01 đến 0.03 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần uống. Không cho trẻ uống quá 0,2mg/kg/ngày.

3.2. Đối với bệnh nhân mắc chứng hoảng sợ

  • Người lớn: Sử dụng thuốc bệnh nhân nên dùng 0,25mg/lần, mỗi ngày uống 2 lần. Nếu muốn ngưng thuốc ngừa bệnh nên giảm liều từ từ cứ 3 ngày giảm 0,125mg thuốc Opezepam cho tới khi dừng hẳn.
  • Trẻ sơ sinh: Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh mức độ an toàn của thuốc Opezepam dành cho nhóm đối tượng này, do đó các bậc phụ huynh không nên dùng thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ khuyến cáo thuốc Opezepam chỉ phù hợp cho cho người trên 18 tuổi.

4. Những điều cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Opezepam

Nếu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc Opezepam một cách đột ngột, đặc biệt là người đang điều trị thuốc Opezepam dài hạn với liều cao sẽ gây ra tình trạng động kinh. Do đó việc giảm béo từ từ đóng vai trò rất quan trọng, bên cạnh đó người bệnh có thể được yêu cầu sử một số thuốc chống co giật khác thay thế.

Bệnh nhân sử dụng thuốc Opezepam dài ngày có thể xuất hiện các triệu chứng của lệ thuộc vào thuốc. Các triệu chứng như: Ảo giác, run, co cứng cơ và bụng, rối loạn hành vi, loạn thần, co giật sẽ xuất hiện nếu ngưng dùng thuốc đột ngột.

Đối với những người mất thể động kinh kết hợp khi sử dụng thuốc Opezepam có thể làm thúc đẩy khởi phát những cơn co cứng, co giật toàn thể hoặc làm gia tăng xuất hiện chúng. Để giải quyết vấn đề này người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng kết hợp thêm các thuốc chống co giật khác hoặc tăng liều thuốc.

Những người đang trong quá trình mang thai không nên sử dụng thuốc Opezepam. Thuốc Opezepam có thể làm tăng nguy cơ gây dị dạng tới bào thai do đó trước khi dùng bác sĩ nên thông báo cho bệnh nhân biết về mối nguy cơ này. Không dùng thuốc Opezepam cho người đang cho con bú.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Opezepam thường gặp nhất là triệu chứng rối loạn điều phối, buồn ngủ, rối loạn hành vi, giảm khả năng trí tuệ, đau bụng, táo bón, thống kinh ở nữ.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn mà thuốc Opezepam có thể gây ra: phù nề, mất ngủ, bị kích thích, khó chịu vùng bụng, rối loạn tiêu hóa, tăng tiết nước bọt, tăng cân, tăng tiết phế quản, đánh trống ngực, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, giảm tình dục ở nam,...

Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng quá liều khi sử dụng quá lượng thuốc quy định như: ngủ gà, hôn mê, giảm phản xạ, lú lẫn,.. Nếu thấy một trong các triệu chứng trên cần theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân (nhịp thở, nhịp tim, huyết áp) cùng với các biện pháp hỗ trợ (rửa dạ dày).

Thuốc Opezepam có tác dụng hiệu quả trong các trường hợp động kinh, co giật (đặc biệt ở trẻ em). Với tác dụng hiệu quả và khả năng hấp thụ nhanh sau khi uống, thuốc được nhiều bác sĩ tin dùng. Tuy nhiên, Opezepam là thuốc kê đơn do đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan