Công dụng thuốc Paindol

Thuốc Paindol có công dụng trong giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức và khó chịu do cảm cúm hoặc một số bệnh lý khác. Trước khi sử dụng Paindol, bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Paindol là thuốc gì?

Paindol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim, quy cách đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên nén dài bao phim.

Thành phần Acetaminophen hàm lượng 500mg trong thuốc Paindol là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin. Acetaminophen có công dụng giảm đau, hạ sốt hữu hiệu nhưng không có hiệu quả trong điều trị viêm.

Acetaminophen với liều điều trị phù hợp ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không thay đổi cân bằng acid - base hay gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng Salicylat. Acetaminophen cũng không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

2. Chỉ định dùng thuốc Paindol

Thuốc Paindol có công dụng trong giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức và khó chịu như đau đầu, đau tai, đau răng, đau nhức toàn thân do cảm cúm.

3. Liều lượng, cách dùng thuốc Paindol

Thuốc giảm đau Paindol được dùng bằng đường uống với liều tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều Paindol 500 - 1000mg mỗi 4 - 6 giờ khi cần thiết nhưng không được quá 4g/ ngày.
  • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Dùng liều Paindol 250 - 500mg mỗi 4 - 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/ ngày.

Lưu ý:

  • Không được tự ý dùng thuốc Paindol để giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày ở trẻ em.
  • Không tự ý dùng Paindol để hạ sốt trong những trường hợp sốt quá cao (trên 39,5 độ C), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Liều dùng Paindol trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều thuốc Paindol cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Paindol phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

4. Quá liều Paindol và cách xử trí

Triệu chứng quá liều Paindol:

  • Buồn nôn và nôn;
  • Chán ăn;
  • Xanh xao;
  • Đau bụng;
  • Liều cao trên 10g ở người lớn và trên 150mg/ kg ở trẻ em có thể gây hoại tử tế bào gan hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não.

Xử trí cấp cứu:

  • Chuyển người bệnh ngay đến cơ sở y tế đủ chuyên môn.
  • Rửa dạ dày để loại trừ lượng thuốc đã uống.
  • Uống hoặc tiêm tĩnh mạch chất giải độc N- acetylcysteine càng sớm càng tốt.

5. Chống chỉ định dùng thuốc Paindol

6. Tác dụng phụ của thuốc Paindol

Phản ứng phụ thỉnh thoảng gặp:

  • Phát ban da (thường gặp là ban đỏ);
  • Phản ứng dị ứng, nổi mề đay;
  • Nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và tổn thương niêm mạc.

Phản ứng phụ ít gặp:

Phản ứng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng quá mẫn.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Paindol, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

7. Thận trọng khi dùng thuốc Paindol

  • Người bị phenylceton - niệu và phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể cần được cảnh báo một số chế phẩm Acetaminophen chứa Aspartam, vì có thể chuyển hóa trong dạ dày - ruột thành phenylalanin sau khi uống.
  • Một số dạng thuốc Acetaminophen có chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, bao gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người bị quá mẫn.
  • Thận trọng khi dùng Acetaminophen ở người bệnh có thiếu máu từ trước.
  • Uống nhiều rượu có thể tăng độc tính với gan của Acetaminophen. Do đó, người bệnh nên tránh hoặc hạn chế uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Dùng thận trọng Acetaminophen với người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận.
  • Các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Lyell hay ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) có thể xảy ra khi dùng thuốc, do đó cần lưu ý và thận trọng trong quá trình sử dụng.
  • Acetaminophen là thuốc giảm đau thường được lựa chọn dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng Acetaminophen vào giai đoạn cuối thai kỳ có liên quan đến vấn đề thở khò khè dai dẳng ở trẻ sơ sinh. Do đó, không nên dùng Acetaminophen quá thường xuyên đối với phụ nữ có thai.
  • Chưa thấy có tác dụng phụ xảy ra trên trẻ bú sữa mẹ khi người mẹ đang dùng Acetaminophen. Lượng Acetaminophen được phân bố vào sữa mẹ rất ít nên không thể gây nguy hại cho trẻ bú mẹ.

Bài viết đã cung cấp thông tin Paindol là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Vì Paindol là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ hay người có chuyên môn để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

89 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan