Công dụng thuốc Ripaingesic

Thuốc Ripaingesic được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Paracetamol 500mg và Diclofenac natri 50mg. Vậy thuốc Ripaingesic là thuốc gì, thuốc Ripaingesic có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như thế nào?

1. Thuốc Ripaingesic có tác dụng gì?

Tác dụng của thuốc Ripaingesic có được là nhờ 2 thành phần chính của thuốc đó là Paracetamol và Diclofenac.

Paracetamol là một loại thuốc hạ sốt, giảm đau không steroid. Paracetamol một chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế cho thuốc aspirin. Tuy nhiên, paracetamol không có hiệu quả trong điều trị viêm như aspirin.

Khi sử dụng Paracetamol với liều điều trị ít gây tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base trong cơ thể, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng các loại thuốc salicylat. Bởi vì paracetamol không tác động trên cyclooxygenase toàn thân mà chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.

Diclofenac là một loại thuốc kháng viêm không steroid có đặc tính giảm đau, kháng viêm và hạ sốt mạnh. Diclofenac có tác động khởi phát nhanh chóng giúp cho thuốc đặc biệt thích hợp trong điều trị các chứng đau và viêm cấp tính.

Tác dụng ức chế sinh tổng hợp prostaglandin của diclofenac đã được kết luận qua các thí nghiệm, được xem như là cơ chế tác dụng cơ bản của loại thuốc này. Prostaglandin là một chất giữ vai trò rất lớn trong gây viêm, đau và sốt.

Trong nghiên cứu In vitro, diclofenac không làm giảm sinh tổng hợp proteoglycan trong sụn ở các nồng độ thuốc tương đương với nồng độ được ghi nhận ở người.

Diclofenac đã được chứng minh có tác dụng giảm đau mạnh trong các cơn đau có mức độ từ trung bình cho đến trầm trọng. Khi có viêm, như là viêm do chấn thương hoặc do can thiệp phẫu thuật, diclofenac nhanh chóng làm giảm triệu chứng đau tự nhiên và đau do vận động và giúp làm giảm phù nề do viêm và phù nề ở vết thương.

Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy đối với trường hợp đau bụng kinh tiên phát, hoạt chất diclofenac có khả năng làm giảm đau và giảm mức độ xuất huyết. Trong cơn đau nửa đầu migraine, Diclofenac đã chứng minh có tác dụng làm giảm nhức đầu và cải thiện các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Ripaingesic

Thuốc Ripaingesic được chỉ định trong các trường hợp sau:

Thuốc Ripaingesic chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc Ripaingesic, hoặc mẫn cảm với ibuprofen, aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc chống đông coumarin.
  • Suy tim nặng
  • Suy gan và/hoặc suy thận.
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  • Bệnh nhân có chảy máu, có bệnh tim, bệnh nhân thiếu hụt men G6PD, hen hay co thắt phế quản.
  • 3 tháng cuối của thai kỳ.

Chú ý đề phòng, lưu ý khi sử dụng thuốc Ripaingesic:

  • Không sử dụng các thuốc khác có chứa paracetamol.
  • Sử dụng kéo dài và dùng liều cao paracetamol có thể gây thương tổn tế bào gan.
  • Trên bệnh nhân suy tim, người cao tuổi và bệnh nhân đang dùng các thuốc kháng viêm không steroid.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị loét, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị bị phenylceton-niệu
  • Người thiếu máu
  • Người uống nhiều rượu.
  • Người bị nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn đông máu, chảy máu.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không nên dùng thuốc Ripaingesic cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú trừ khi thật sự cần thiết và dưới sự chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc Ripaingesic thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Ripaingesic

Thuốc Ripaingesic được sử dụng bằng đường uống, nên uống thuốc sau ăn. Liều lượng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc Ripaingesic tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng liều 1 viên/lần, ngày 2 - 3 lần.

4. Tác dụng phụ của thuốc Ripaingesic

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Ripaingesic gồm có:

Các tác dụng phụ ít gặp của thuốc Ripaingesic gồm có:

  • Phù
  • Viêm mũi
  • Ban đỏ
  • Mày đay
  • Hạ huyết áp
  • Co thắt phế quản
  • Đau bụng
  • Chảy máu đường tiêu hóa
  • Buồn ngủ
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Dễ bị kích thích
  • Rối loạn thị giác
  • Giảm bạch cầu
  • Giảm tiểu cầu
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm toàn thể huyết cầu
  • Thiếu máu
  • Suy gan.

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thuốc Ripaingesic, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để được nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời.

5. Tương tác của thuốc Ripaingesic với các loại thuốc khác

  • Sử dụng thuốc Ripaingesic cùng với thuốc trung hòa acid dạ dày có thể làm chậm và kéo dài sự hấp thu của paracetamol.
  • Sử dụng thuốc Ripaingesic cùng với các thuốc chống co giật (như là phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid có thể làm tăng độc tính của paracetamol trên gan.
  • Không dùng chung thuốc Ripaingesic với các thuốc lợi tiểu giữ kali.
  • Diclofenac trong thuốc Ripaingesic sẽ làm giảm nồng độ các salicylat khi sử dụng chung.
  • Diclofenac trong thuốc Ripaingesic sẽ làm tăng nồng độ digoxin, lithium, methotrexat trong huyết tương khi sử dụng cùng các loại thuốc này.
  • Sử dụng thuốc Ripaingesic cùng với Warfarin sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa.

Trên đây là những thông tin quan trọng về công dụng của thuốc Ripaingesic, trước khi dùng người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, dược sĩ. Việc dùng thuốc theo hướng dẫn sẽ mang tới kết quả điều trị tốt hơn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

181 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc bexis 7.5
    Công dụng thuốc Bexis 7.5

    Thuốc Bexis 7.5 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Meloxicam. Thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng của các cơn viêm đau mãn tính.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • thuốc amedolfen
    Công dụng của thuốc Amedolfen

    Thuốc amedolfen 100mg là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Flurbiprofen. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm ...

    Đọc thêm
  • pipanzin
    Công dụng thuốc Pipanzin

    Thuốc Pipanzin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng viên bao tan trong ruột. Thuốc Pipanzin có thành phần chính là Pamtoprazol được chỉ định trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét ...

    Đọc thêm
  • Sharazol 40
    Công dụng thuốc Sharazol 40

    Sharazol 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày -thực quản (GERD), viêm loét đường tiêu hóa, phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid hoặc tăng tiết bệnh ...

    Đọc thêm
  • fusamix
    Công dụng thuốc Fusamix

    Thuốc Fusamix được bào chế dưới dạng viên đạn đặt trực tràng, có thành phần chính là Piroxicam. Thuốc được sử dụng điều trị chống viêm, giảm đau cho các bệnh viêm khớp dạng thấp, gút, viêm cột sống dính ...

    Đọc thêm