Công dụng thuốc TanacotrimF

Thuốc TanacotrimF có thành phần chính là Sulfamethoxazol và Trimethoprim, thường được dùng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc TanacotrimF trong bài viết dưới đây.

1. TanacotrimF là thuốc gì?

Thuốc TanacotrimF được sản xuất bởi Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam, Việt Nam và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-24649-16. TanacotrimF là thuốc kê đơn, chứa thành phần hoạt chất chính Sulfamethoxazol và Trimethoprim.

Dạng bào chế: Viên nén, mỗi viên chứa 800mg Sulfamethoxazol, 160mg Trimethoprim và các tá dược khác của nhà sản xuất.

Dạng đóng gói: Vỉ 10 viên nén, mỗi hộp gồm 10 vỉ và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2. Công dụng thuốc TanacotrimF

Dược lực học:

Hoạt chất Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ức chế enzym dihydrofolate - reductase của vi khuẩn. Trimethoprim có hiệu quả trên các vi khuẩn đường tiết niệu như E. coli, Enterobacter, Klebsiella, Proteus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus faecalis, ...

Việc sử dụng Trimethoprim ở Việt Nam chưa phổ biến, do đó không có số liệu thống kê cụ thể về tính kháng thuốc và độ nhảy cảm. Pseudomonas aeruginosa và Gonococcus kháng Trimethoprim.

Dược động học:

  • Hấp thu: Trimethoprim được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn bằng đường uống. Nồng độ thuốc đạt đỉnh trong máu trong vòng 1 – 4 giờ sau khi uống.
  • Phân bố: Trimethoprim phân bố rộng rãi trong các mô và dịch gồm thận, gan, phổi, dịch phế quản, thủy dịch ở mắt, nước bọt, dịch âm đạo, tuyến tiền liệt. Tỉ lệ gắn kết của Trimethoprim với protein huyết tương là 45%. Trimethoprim đi qua được hàng rau nhau thai và có trong sữa mẹ.
  • Thải trừ: Thời gian bán hủy của Trimethoprim là 8 – 11 giờ, thời gian này giảm ở trẻ em, kéo dài ở người suy thận và trẻ sơ sinh. Trimethoprim được bài tiết chủ yếu qua thận và có thể bị loại khỏi máu bằng lọc máu.

3. Chỉ định và chống chỉ định thuốc TanacotrimF

Thuốc TanacotrimF thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của TanacotrimF.
  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
  • Suy thận mà theo dõi được nồng độ thuốc trong máu.
  • Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc TanacotrimF

TanacotrimF là thuốc kê đơn, vì vậy người bệnh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ theo liệu trình điều trị, không được tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều lượng và đường dùng thuốc. Đồng thời, không nên sử dụng chung TanacotrimF với người khác hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.

Liều lượng:

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng:
    • Người lớn dùng 1 viên/lần x 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là 12 giờ, dùng trong 10 ngày. Hoặc có thể dùng 2 viên/lần, thời gian điều trị tối thiểu là 3 ngày hoặc 7 ngày.
    • Trẻ em: dùng liều 8mg Trimethoprim/ kg + 40mg Sulfamethoxazol/ kg, chia 2 lần cách nhau 12 giờ, dùng trong 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mãn tính tái phát ở phụ nữ trưởng thành: mỗi ngày dùng 40mg Trimethoprim + 200mg Sulfamethoxazol hoặc có thể dùng gấp 2 – 4 lần liều này, uống 1 – 2 lần/tuần.

Điều trị đợt cấp viêm phế quản mạn:

  • Dùng liều 800 – 1200mg Sulfamethoxazol + 160 – 240mg Trimethoprim, 2 lần/ngày x 10 ngày.

Điều trị viêm tai giữa cấp, viêm phổi cấp ở trẻ em:

  • 8mg Trimethoprim/kg + 40mg Sulfamethoxazol, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ, dùng từ 5 – 10 ngày.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:

  • Lỵ trực khuẩn:
    • Người lớn: 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là 12 giờ.
    • Trẻ em: 8mg Trimethoprim/kg + 40mg Sulfamethoxazol/kg trong 24 giờ, chia 2 lần cách nhau 12 giờ.

Điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii:

  • 20mg Trimethoprim/kg + 100mg Sulfamethoxazol/kg trong 24 giờ, chia đều cách nhau 6 giờ, dùng 2 – 3 tuần.

Cần điều chỉnh liều TanacotrimF ở bệnh nhân suy thận, không dùng thuốc khi độ thanh thải Creatinin < 15ml/phút.

Cách dùng: TanacotrimF được bào chế dưới dạng viên nén và dùng theo đường uống. Uống thuốc cùng với một lượng nước vừa đủ, không bẻ nát hoặc nhai viên thuốc.

Xử trí như thế nào khi quên một liều thuốc TanacotrimF?

  • Khi quên liều, bạn có thể uống một liều thuốc khác thay thế. Nếu đã đến gần thời điểm dùng thuốc tiếp theo thì có thể bỏ qua, không uống thêm liều hoặc gấp đôi để bù liều đã quên.

Xử trí như thế nào khi quá liều thuốc TanacotrimF?

  • Quá liều thuốc TanacotrimF có thể gây ra buồn nôn, nôn, chán ăn, đau đầu, bất tỉnh, loạn tạo máu, vàng da, ức chế tủy.
  • Khi nghi ngờ quá liều, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Có thể gây nôn, súc rửa dạ dày cho bệnh nhân, acid hóa nước tiểu để tăng đào thải TanacotrimF ra khỏi cơ thể. Nếu có biểu hiện ức chế tủy, cần cho bệnh nhân dùng Leucovorin với liều 5 – 15mg/ngày cho đến khi hồi phục tạo máu.

5. Tác dụng không mong muốn

Ngoài tác dụng điều trị, thuốc TanacotrimF có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.

Đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất nếu có biểu hiện của dị ứng sau khi dùng thuốc như mẩn đỏ, mày đay, sưng mặt, môi, cổ họng, lưỡi, khó thở, vã mồ hôi, mạch nhanh, tụt huyết, áp, ...

Các tác dụng không mong muốn của TanacotrimF như:

  • Thường gặp: Nôn, buồn nôn, ỉa chảy, sốt, viêm lưỡi, ngoại ban, sốt.
  • Ít gặp: Giảm bạch cầu/ bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, ban xuất huyết, mày đay.
  • Hiếm gặp: Sốc phản vệ, bệnh huyết thanh, thiếu máu tan huyết, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, viêm màng não vô khuẩn, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, phù mạch, mẫn cảm ánh sáng, vàng da ứ mật, hoại tử gan, tăng kali máu, giảm đường huyết, suy thận, sồi thận, viêm thận kẽ, ảo giác, ù tai.

Đây không phải tất cả các tác dụng phụ của thuốc TanacotrimF, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khác chưa được báo cáo, nghiên cứu. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng TanacotrimF.

6. Tương tác thuốc

Việc điều trị với nhiều loại thuốc có thể gây ra sự tương tác giữa các thành phần làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng, tác dụng, độc tính của thuốc. Ngoài ra, một số bệnh như suy giảm miễn dịch, suy gan, suy thận,... cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc.

Vì vậy, để sử dụng thuốc TanacotrimF an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang dùng cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại. Đồng thời, cần thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống như rượu bia, chất kích thích, thực phẩm lên men trong quá trình điều trị với thuốc TanacotrimF.

Các thuốc có thể tương tác với TanacotrimF như:

  • Thuốc lợi tiểu, đặc biệt là Thiazid: Làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu ở người già. Sulfonamid có thể ức chế gắn protein và bài tiết qua thận của Methotrexate, do đó làm giảm đào thải, tăng tác dụng của Methotrexate.
  • Khi phối hợp Cotrimoxazol với Pyrimethamin 25mg/tuần làm tăng nguy cơ thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
  • Cotrimoxazol ức chế chuyển hóa Phenytoin ở gan và do đó có thể làm tăng quá mức tác dụng của phenytoin.
  • Cotrimoxazol có thể kéo dài thời gian prothrombin ở bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu Warfarin.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc TanacotrimF

Sử dụng TanacotrimF trong thời kỳ mang thai: Sulfonamid có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh do đầy bilirubin ra khỏi albumin. Do đó, chỉ sử dụng thuốc TanacotrimF trong thời kỳ mang thai khi thật sự cần thiết và phải dùng thêm acid folic.

Sử dụng TanacotrimF trong thời kỳ cho con bú: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với độc tính trên da của TanacotrimF, do đó phụ nữ mang thai không được sử dụng TanacotrimF.

Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc TanacotrimF đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc TanacotrimF ở những đối tượng sau: Người có chức năng thận suy giảm, thiếu hụt acid folic, dùng Cotrimoxazol liều cao dài ngày, mất nước, suy dinh dưỡng, thiếu men G6PD.

8. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc TanacotrimF trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi.
  • TanacotrimF có hạn sử dụng là 36 tháng, không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.
  • Không vứt thuốc TanacotrimF vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc TanacotrimF, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, TanacotrimF là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan