Công dụng thuốc Tiamenol

Tiamenol là thuốc giảm đau kết hợp điều trị các triệu chứng dị ứng thời tiết như sổ mũi, ho và nhức đầu. Thuốc gồm thành phần chính là Paracetamol, Loratadin và Dextromethorphan. Liều lượng, cách dùng và các tác dụng phụ của thuốc Tiamenol sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Tiamenol là thuốc gì?

Thuốc Tiamenol được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, chống dị ứng dùng trong các trường hợp quá mẫn. Tiamenol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thuốc có màu vàng cam với quy cách đóng gói 1 vỉ 10 viên, hộp Tiamenol gồm có 10 vỉ.

Thành phần chính và hàm lượng, trong 1 viên Tiamenol gồm có:

2. Tác dụng của thuốc Tiamenol

Tiamenol và thuốc kháng viêm, chống dị ứng kết hợp nhờ thành phần có cả Loratadin, Paracetamol và Dextromethorphan.

Với Paracetamol, đây là chất có tác dụng làm giảm thân nhiệt ở người đang bị sốt nhưng không làm giảm nhiệt ở người bình thường. Thường được dùng trong điều trị các chứng đau và sốt nhẹ đến sốt vừa.

Loratadin là thành phần kháng histamin tricyclique mạnh, có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng có chọn lọc trên thụ thể H1 ở vùng ngoại biên, nhưng lại không có tác dụng làm dịu ở thần kinh trung ương. Chất này còn có tác dụng giảm ngứa và không nổi mề đay liên quan tới histamin. Hàm lượng Loratadine trong Tiamenol giúp người bệnh giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi và xón mắt.

Dextromethorphan là thành phần hoạt chất có tác dụng ngăn cản các cơn ho thông qua việc ức chế trung tâm ho nằm ở hành tủy của người bệnh. Dextromethorphan có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng ho trong viêm nhiễm đường hô hấp, kích ứng phế quản và không có tác dụng long đờm.

Với tác dụng của 3 hoạt chất trên, Tiamenol là thuốc giảm đau hạ sốt kết hợp điều trị các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và nước mắt ở người bệnh.

3. Chỉ định dùng thuốc Tiamenol

Thuốc Tiamenol được dùng trong các trường hợp sau:

  • Giảm đau và hạ sốt cho người bệnh cảm lạnh, nhức mỏi cơ thể có kèm ho, sổ mũi và ớn lạnh;
  • Điều trị các triệu chứng của cảm cúm: Ho, nhức đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm xoang, xổ mũi theo mùa và viêm mũi dị ứng.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Tiamenol

Thuốc Tiamenol chống chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Người bệnh là trẻ em dưới 12 tuổi;
  • Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Tiamenol;
  • Người bệnh là bà mẹ mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú.

5. Liều lượng và cách dùng thuốc Tiamenol

  • Thuốc Tiamenol dùng theo đường uống, người bệnh nên uống thuốc với ly nước đầy.
  • Liều dùng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ lần, ngày uống 2 lần.

6. Tương tác thuốc Tiamenol cần lưu ý

  • Metoclopramid và Domperidon có thể làm tăng tốc độ hấp thu của Paracetamol.
  • Cholestyramin làm giảm hấp thu của Paracetamol.
  • Các thuốc chống đông máu làm tăng tác dụng của Paracetamol trong Tiamenol khi sử dụng dài ngày, gia tăng nguy cơ chảy máu. Với liều dùng ngắn ngày thì ít tác dụng phụ.
  • Thuốc ức chế CY3P4, CYP2D6 làm tăng nồng độ Loratadin dễ gây tác dụng phụ.
  • Ketoconazol, Erythromycin và Cimetidin gây tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương.
  • Dùng rượu trong quá trình dùng thuốc Tiamenol có thể tăng khả năng an thần của Dextromethorphan, gây buồn ngủ.
  • Các thuốc IMAOs và thuốc chống trầm cảm có thể gây ra hội chứng Setoronin làm người bệnh thay đổi tinh thần, rung giật cơ, tăng phản xạ, toát mồ hôi và giật cơ.
  • Các thuốc ức chế CYP2D6 (Fluoxetin, Methadon, Paroxetin, Quinidin) làm tăng nồng độ của Dextromethorphan trong huyết tương, có thể dẫn đến mất ngủ, kích động, suy hô hấp hoặc tiêu chảy. Riêng Quinidin ở nồng độ cao có thể tăng tác dụng phụ và làm rối loạn hệ thần kinh trung ương.

7. Tác dụng phụ của thuốc Tiamenol

Ở liều điều trị, thuốc Tiamenol được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Tiamenol, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Thường gặp:

  • Nổi ban da, mề đay, đau đầu, khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt, loạn nhịp tim và buồn nôn.

Hiếm và ít gặp:

  • Thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm thể tích tuần hoàn;
  • Độc tính ở thận khi sử dụng trong thời gian dài;
  • Phản ứng quá mẫn, chóng mặt, khô mũi, viêm kết mạc;
  • Trầm cảm, tim đập nhanh, ngực đánh trống, ở phụ nữ có thể xuất hiện kinh nguyệt không đều;
  • Chức năng gan suy giảm, shock phản vệ;
  • Triệu chứng nặng nhất trong các tác dụng phụ của Tiamenol đã từng ghi nhận là ức chế hệ thần kinh trung ương và người bệnh bị suy hô hấp.

Tác dụng phụ của Tiamenol khá đa dạng, có thể nhầm lẫn với một số triệu chứng bệnh lý khác. Do đó nếu trong quá trình dùng thuốc gặp phải những tác dụng kể trên thì người bệnh nên ngưng thuốc và báo với bác sĩ.

8. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tiamenol

  • Thuốc Tiamenol bao gồm cả triệu chứng phụ là buồn ngủ và đau đầu. Do đó khuyến cáo không nên dùng ở người có lái xe và vận hành máy móc.
  • Thận trọng khi dùng Tiamenol cho người bị bệnh gan hoặc thận có suy giảm chức năng.
  • Hai hoạt chất là Paracetamol và Loratadin trong thuốc Tiamenol không có tác dụng tới thai kỳ. Tuy nhiên Dextremethorphan thì chưa có ghi nhận rõ ràng. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng Tiamenol cho bà bầu.
  • Các thành phần của Tiamenol đều có sự bài xuất ra đường sữa mẹ. Vì vậy không nền dùng Tiamenol trong giai đoạn đang cho con bú.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Tiamenol, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tiamenol là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

83 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan