Công dụng thuốc Tidicoba

Thuốc Tidicoba là thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh do thiếu vitamin B (B1-B6-B12) do nguyên nhân dinh dưỡng. Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về liều dùng, cách dùng thuốc giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thuốc Tidicoba chữa bệnh gì?

Thuốc Tidicoba có thành phần chính là Thiamin hydroclorid hàm lượng 125mg, Pyridoxin hydroclorid hàm lượng 12,5mg, Cyanocobalamin hàm lượng 125mcg các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc do nhà cung sản xuất cung cấp. Dạng bào chế của thuốc là viên nén bao phim; đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Tidicoba được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Phòng ngừa và điều trị các bệnh do thiếu vitamin nhóm B (B1-B6-B12) do nguyên nhân dinh dưỡng;
  • Liều cao của thuốc được sử dụng trong một số hội chứng đau do thấp khớp hoặc thần kinh.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Tidicoba

2.1. Liều dùng

  • Đối với người lớn: Liều dùng là uống 1 viên, 2-3 lần/ ngày;
  • Đối với trẻ em: Liều dùng là uống 1/2 liều so với liều của người lớn.

Cần lưu ý: Liều dùng thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng đúng liều thuốc được bác sĩ kê đơn và chỉ định, nhằm tăng hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

2.2.Cách dùng

Thuốc Tidicoba được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được sử dụng thông qua đường uống, được uống trước hoặc trong các bữa ăn.

2.3. Xử trí quá liều

Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo nào ghi nhận việc bệnh nhân sử dụng Tidicoba quá liều và gặp các triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.Lưu ý khi sử dụng thuốc Tidicoba

3.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Tidicoba trong những trường hợp sau đây:

  • Không sử dụng thuốc Tidicoba với người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Không sử dụng thuốc Tidicoba với người có tiền sử dị ứng với các cobalamin (vitamin B12 và các chất liên quan);
  • Không sử dụng thuốc Tidicoba cho bệnh nhân mắc u ác tính. Do vitamin B12 làm tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao, có nguy cơ làm u tiến triển;
  • Không sử dụng thuốc Tidicoba cho bệnh nhân có cơ địa dị ứng như hen suyễn, eczema.

3.2, Tác dụng phụ của thuốc Tidicoba

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Dấu hiệu ở toàn thân: Đổ nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn;
  • Dấu hiện trên da: Xuất hiện ban da, ngứa, mày đay, nổi mẩn da;
  • Dấu hiệu ở đường tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, tiêu chảy.

Trong quá trình sử dụng thuốc Tidicoba để điều trị bệnh, nếu bệnh nhân gặp bất cứ triệu chứng nào ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cách tốt nhất là thông báo cho bác sĩ điều trị biết về tình trạng gặp phải để có hướng dẫn xử trí phù hợp.

3.3. Thận trọng

  • Sau thời gian dài dùng pyridoxin với liều 200mg/ ngày, có thể thấy biểu hiện độc tính thần kinh như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng. Dùng liều 200mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin.
  • Cần chẩn đoán xác định sự thiếu vitamin B12 trên bệnh nhân nghi ngờ có thiếu hụt vitamin B12 trước khi dùng thuốc. Nên thường xuyên theo dõi công thức máu. Sử dụng liều trên 10 microgam cyanocobalamin mỗi ngày có thể tạo ra một phản ứng huyết học trên bệnh nhân thiếu hụt folate, sử dụng bừa bãi cyanocobalamin có thể làm chẩn đoán thiếu chính xác. Ngược lại, folate có thể che dấu sự thiếu hụt vitamin B12. Cyanocobalamin không nên sử dụng cho bệnh Leber (mù bẩm sinh) hoặc giảm thị lực do những tế bào thần kinh thị giác có thể bị thoái hóa nhiều hơn.
  • Phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày, bởi thuốc không gây hại cho thai nhi.
  • Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc theo nhu cầu hàng ngày mà không lo làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ.

3.4, Tương tác thuốc

  • Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị parkinson.
  • Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
  • Liều dùng pyridoxin 200mg/ ngày gây giảm nồng độ phenytoin và phenobarbital trong máu ở một số người bệnh.

Thuốc Tidicoba là thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh do thiếu vitamin B (B1-B6-B12) do nguyên nhân dinh dưỡng. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được tối đa những tác dụng phụ không mong muốn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan