Công dụng thuốc Tinadro

Thuốc Tinadro là thuốc kê đơn chứa thành phần Cefuroxime, có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn thể nặng đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Tinadro qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Tinadro là thuốc gì?

Thuốc Tinadro là thuốc kê đơn có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn thể nặng đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

Thuốc Tinadro được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Có quy cách đóng gói là hộp gồm 10 lọ. Mỗi lọ chứa hoạt chất chính Cefuroxime sodium tương đương Cefuroxime 1,5g.

2. Thuốc Tinadro có tác dụng gì?

Thuốc Tinadro có thành phần chính là Cefuroxime, hoạt chất này là kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm Cephalosporin. Có hoạt tính kháng khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein gắn penicillin.

Phổ kháng khuẩn: Cefuroxime có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu trên phổ rộng, kể cả các chủng beta - lactamase/cephalosporinase của cả vi khuẩn Gram dương (+) và vi khuẩn Gram âm (-).

Chỉ định thuốc Tinadro:

Thuốc Tinadro được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:

3. Cách sử dụng thuốc Tinadro:

3.1. Cách sử dụng thuốc Tinadro:

Đối với thuốc Tinadro, người bệnh sử dụng bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch. Chỉ sử dụng thuốc tiêm nhóm Cephalosporin trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng. Có thể tiêm bắp sâu (đối với trường hợp liều lượng 750mg), truyền tĩnh mạch hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 đến 5 phút.

3.2. Liều dùng thuốc Tinadro:

Liều lượng sử dụng thuốc Tinadro được khuyến cáo cho từng đối tượng như sau:

  • Người lớn: Liều khuyến cáo là 750mg/lần, 8 giờ tiêm một lần, trong các ca nhiễm khuẩn nặng hơn có thể tăng liều lượng lên 1,5g/lần, 8 hoặc 6 giờ tiêm một lần.
  • Trẻ em và trẻ còn rất nhỏ: Liều khuyến cáo là 30mg - 60mg/kg/ngày, nếu cần thiết có thể tăng đến 100mg/kg/ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều nhỏ. Trẻ sơ sinh có thể cho dùng tổng liều hàng ngày tương tự, nhưng chia là 2 hoặc 3 liều nhỏ.
  • Bệnh nhân suy thận: Cân nhắc giảm liều lượng. Khi độ thanh thải creatinin trong khoảng 10 - 20ml/phút, liều lượng 750mg, 12 giờ 1 lần. Khi độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút, tiêm 750mg mỗi ngày 1 lần.
  • Bệnh nhân đang thẩm tách máu, liều lượng 750mg vào cuối mỗi lần thẩm tách. Người bệnh đang thẩm tách màng bụng định kỳ và đang lọc máu động mạch - tĩnh mạch định kỳ, liều lượng 750mg, ngày 2 lần.
  • Bệnh nhân viêm màng não do chủng vi khuẩn nhạy cảm: Khuyến cáo người lớn tiêm tĩnh mạch liều 3g, 8 giờ một lần; trẻ nhỏ tiêm tĩnh mạch liều lượng 200 - 240 mg/kg/ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều nhỏ.
  • Bệnh lậu: Dùng liều duy nhất 1,5g. Chia làm 2 liều 750mg và tiêm vào các vị trí khác nhau.

3.3. Cách xử trí khi quên, quá liều

Quá liều:

Khi quá liều Tinadro, phần lớn thuốc chỉ gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ và cơn co giật, nhất là ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Xử trí khi dùng quá liều:

Khi nghi ngờ dùng quá liều thuốc Tinadro, nếu phát triển cơn co giật, ngưng dùng thuốc; sử dụng liệu pháp chống co giật khi có chỉ định về lâm sàng. Bảo vệ đường hô hấp người bệnh, hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch. Có thể điều trị hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng bằng thẩm tách máu.

3.4. Chống chỉ định thuốc Tinadro:

Chống chỉ định thuốc Tinadro trong các trường hợp dưới đây:

  • Các trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với hoạt chất Cefuroxime, có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tinadro

Thận trọng khi sử dụng Tinadro:

  • Điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với kháng sinh nhóm Cephalosporin, penicillin trước khi bắt đầu điều trị bằng Cefuroxime.
  • Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm phản ứng sốc phản vệ) với tỷ lệ thấp đối với người bệnh dị ứng với các kháng sinh nhóm beta - lactam, nên phải thật cẩn trọng.
  • Để tránh các tác dụng bất lợi đến chức năng thận, thận trọng khi sử dụng đồng thời Cefuroxime với các thuốc lợi tiểu mạnh.
  • Đối với bệnh nhân suy thận tạm thời hoặc mạn tính: Cân nhắc giảm liều lượng phù hợp.
  • Đối với phụ nữ mang thai: Chỉ dùng thuốc Tinadro trên người mang thai nếu thật sự cần thiết.
  • Đối với phụ nữ cho con bú: Cefuroxime có bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Có thể sử dụng nếu cần thiết, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị tiêu chảy, tưa và nổi ban.
  • Sử dụng Cefuroxime lâu dài có thể làm phát triển quá mức các chủng nhạy cảm. Theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu xảy ra bội nhiễm nghiêm trọng, phải ngừng dùng thuốc.
  • Hết sức cẩn trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tinadro:

Khi sử dụng thuốc Tinadro có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn được phân loại theo tần suất xảy ra như sau:

Thường gặp:

  • Toàn thân: Đau nhức tại chỗ và viêm tĩnh mạch huyết khối tại vị trí tiêm truyền.
  • Tiêu hóa: Tiêu chảy.
  • Da: Ban da dạng sần.

Ít gặp:

  • Toàn thân: Nhiễm nấm Candida.
  • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính, dương tính thử nghiệm Coombs.
  • Da: Mày đay, ngứa.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.

Hiếm gặp:

  • Toàn thân: Sốt.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc.
  • Máu: Tiêu máu tan máu.
  • Da: Hội chứng Stevens - Johnson, ban đỏ.
  • Gan: Vàng da ứ mật.
  • Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết.
  • Thần kinh trung ương: Cơn co giật (đối với người bệnh sử dụng liều cao và suy thận), đau đầu, kích động.
  • Bộ phận khác: Đau khớp.

Tương tác, tương kỵ thuốc Tinadro:

Có tài liệu ghi nhận tăng nhiễm độc thận khi dùng đồng thời các kháng sinh aminoglycosid và Cephalosporin.

Sử dụng Probenecid liều cao làm giảm độ thanh thải Cefuroxime ở thận, khiến nồng độ Cefuroxime trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn.

Không nên pha loãng Cefuroxime bằng thuốc tiêm natri bicarbonat.

Bảo quản thuốc Tinadro.:

Lọ bột pha tiêm: Bảo quản thuốc trong bao bì kín, ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tránh ẩm, để ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết khi sử dụng thuốc Tinadro. Thuốc Tinadro là thuốc kê đơn, bệnh nhân cần có sự cho phép sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

84 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • kefodox
    Công dụng thuốc Kefodox

    Thuốc Kefodox là thuốc được bào chế dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, đường tiết niệu. Thuốc Kefodox có thành phần chính là kháng sinh Cefpodoxim. Liều dùng, cách dùng và các lưu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Anikef Sterile 1,5g
    Công dụng thuốc Anikef Sterile 1,5g

    Thuốc Anikef sterile 1,5g là một loại thuốc bột pha tiêm với thành phần chính là 1,5g Cefuroxime dưới dạng Cefuroxime sodium. Vậy thuốc Anikef sterile là thuốc gì và nó có công dụng gì?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Synaflox 750
    Công dụng thuốc Synaflox 750

    Synaflox 750mg là thuốc kháng sinh đường tiêm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh ở đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục hoặc da mô mềm. Trước khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Bearcef
    Công dụng thuốc Bearcef

    Bearcef thường được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn niệu - sinh dục, bệnh lậu,... Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành ...

    Đọc thêm
  • Kimacef
    Công dụng thuốc Kimacef

    Kimacef – thuộc nhóm thuốc chống viêm, trị ký sinh trùng....Thuốc được bán theo đơn tại các quầy thuốc tân dược trên toàn quốc. Tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc Kimacef có công dụng gì, dùng ra sao,... trong ...

    Đọc thêm