Công dụng thuốc Traforan

Thuốc Traforan là thuốc được dùng trong điều trị viêm phổi, nhiễm trùng phổi, viêm màng phổi mủ, viêm phế quản, giãn phế quản, nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính. Sau đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Traforan.

1. Thuốc Traforan có tác dụng gì?

Thuốc Traforan có tác dụng gì?Thuốc Traforan có thành phần chính là Cefotaxime, được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói là hộp 1 lọ hoặc 10 lọ.

Thuốc Traforan được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Bị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương, khớp, viêm màng tim do vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm, viêm màng não;
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm, ổ bụng, phụ khoa và sản khoa, hô hấp dưới, tiết niệu và lậu;
  • Có tác dụng dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Traforan

2.1. Liều dùng

Đối với người lớn

  • Nhiễm khuẩn không biến chứng dùng 1g mỗi 12 giờ, tiêm IM hay TV;
  • Nhiễm khuẩn mức độ nặng, viêm màng não dùng 2g mỗi 6-8 giờ, tiêm IM hay IV;
  • Mắc lậu không biến chứng, dùng liều duy nhất 1g, tiêm IM;
  • Sử dụng dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật, dùng 1g tiêm 30 phút trước mổ.

Đối với trẻ em

  • Trẻ 2 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn 12 tuổi: Dùng liều 50 - 150mg/ kg/ ngày, chia làm 3-4 lần, tiêm IM hay IV;
  • Trẻ sơ sinh lớn hơn 7 ngày tuổi: Dùng liều 75-150mg/ kg/ ngày, chia làm 3 lần, tiêm IV;
  • Trẻ sinh non và sơ sinh nhỏ hơn 7 ngày tuổi: Dùng liều 50mg/ kg/ ngày, chia làm 2 lần, tiêm IV.

Đối với bệnh nhân suy thận ClCr nhỏ hơn 10ml: Liều dùng giảm 1 nửa so với người bình thường.

2.2. Cách dùng

Thuốc Traforan được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Traforan

3.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Traforan trong những trường hợp sau đây:

  • Không sử dụng thuốc Traforan đối với những người quá mẫn với cephalosporin
  • Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.

3.2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Traforan, người bệnh có thể xảy ra một số tác dụng phụ sau đây:

  • Phản ứng quá mẫn, sốt, tăng bạch cầu ái toan;
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc;
  • Rối loạn huyết học;
  • Bị đau đầu, hoa mắt, có ảo giác;
  • Rối loạn nhịp tim.

Ngoài những tác dụng phụ trên, nếu người bệnh gặp các tác dụng phụ khác thì cần thông báo ngay cho bác sĩ và các nhân viên y tế.

3.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Traforan với những người mẫn cảm với penicillin và bệnh nhân suy thận.

3.4. Tương tác thuốc

Thuốc xảy ra tương tác nếu sử dụng đồng thời với Probenecid, azlocillin, fosfomycin.

Nếu người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc và tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Thuốc Traforan là thuốc được dùng trong điều trị viêm phổi, nhiễm trùng phổi, viêm màng phổi mủ, viêm phế quản, giãn phế quản, nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

302 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan