Công dụng thuốc Trimoxtal

Thuốc Trimoxtal là kháng sinh được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Trimoxtal qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Trimoxtal

Thuốc Trimoxtal là thuốc gì?”. Thuốc Trimoxtal chứa hoạt chất là kháng sinh Amoxicillin kết hợp với Sulbactam. Thuốc dạng bào chế dưới các hàm lượng phối hợp như sau:

  • Trimoxtal 250/250 chứa 250mg Amoxicillin và 250mg Sulbactam;
  • Trimoxtal 250/125 chứa 250mg Amoxicillin và 125mg Sulbactam;
  • Trimoxtal 500/500 chứa 500mg Amoxicillin và 500mg Sulbactam;
  • Trimoxtal 875/125 chứa 875mg Amoxicillin và 125mg Sulbactam.

Hoạt chất Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm Beta - lactam phổ tác dụng rộng với các vi khuẩn gram dương và gram âm, tác dụng theo cơ chế ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Amoxicillin dễ bị phá hủy bởi men Beta - lactamase tiết ra bởi vi khuẩn, vì vậy thuốc không có tác dụng đối với các chủng vi khuẩn sản sinh ra các men này.

Hoạt chất Sulbactam là chất ức chế cạnh tranh không thuận nghịch với men Beta - lactamase. Sự kết hợp của Amoxicillin và Sulbactam làm tăng hiệu quả kháng khuẩn, giảm nguy cơ đề kháng của vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc Trimoxtal được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vùng miệng bao gồm: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng, viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi;
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm trùng ổ bụng;
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm bàng quang tái phát, viêm bàng quang có biến chứng;
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm: Viêm mô tế bào, viêm mạch bạch huyết, áp xe chân răng, áp xe vùng miệng do tụ cầu vàng, vết thương hở hoặc mất mô.

2. Liều dùng của thuốc Trimoxtal

Trimoxtal thuộc nhóm thuốc kê đơn, liều thuốc sử dụng được chỉ định bởi bác sĩ điều trị dựa vào tình trạng người bệnh. Trimoxtal được dùng bằng đường uống, nên dùng thuốc lúc bụng đói để đạt hiệu quả điều trị cao hơn. Một số khuyến cáo về liều thuốc Trimoxtal như sau:

  • Liều thuốc khuyến cáo tính theo Amoxicillin là Trimoxtal 250/250 (hoặc 250/125) - Trimoxtal 500/500mg cách mỗi 8 giờ;
  • Đối với người trưởng thành và trẻ em trên 40kg: Uống 500mg/ lần x 2 - 3 lần/ ngày;
  • Trẻ em dưới 40kg: Đối với nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình dùng liều 20mg/ kg/ ngày chia làm 3 lần uống. Đối với nhiễm khuẩn nặng dùng liều 40mg/ kg/ ngày chia làm 3 lần uống trong 5 ngày.
  • Liều thuốc Trimoxtal cần được hiệu chỉnh ở người bệnh suy thận dựa vào độ thanh thải Creatinin của người bệnh.

3. Tác dụng phụ của thuốc Trimoxtal

Thuốc Trimoxtal có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Thường gặp: Dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, khó tiêu;
  • Ít gặp: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ban đỏ, ban sát sẩn, mày đay, hội chứng Stevens - Johnson;
  • Hiếm gặp: Tăng nhẹ nồng độ SGOT, vật vã, kích động, lo lắng, mất ngủ, thay đổi hành vi ứng xử, lý lẫn, chóng mặt, thiếu máu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, mất bạch cầu hạt.

Những tác dụng phụ của Amoxicillin ở đường tiêu hóa thường mất đi khi ngưng điều trị. Mày đay, ban dạng khác và phản ứng giống bệnh huyết thanh có thể được phòng ngừa và điều trị bằng thuốc kháng histamin (trường hợp cần thiết có thể dùng liệu pháp Corticosteroid toàn thân). Tuy vậy người bệnh không được tự ý xử lý các triệu chứng không mong muốn mà cần thông báo cho bác sĩ để được xử trí.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Trimoxtal

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Trimoxtal trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Amoxicillin, Peninicilin, Cephalosporin, Sulbactam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Trimoxtal;
  • Người có tiền sử bệnh lý trên đường tiêu hóa;
  • Người bệnh nhiễm khuẩn nặng có tăng bạch cầu đơn nhân;
  • Người bệnh nhiễm virus Herpes;
  • Người bệnh đang điều trị bằng Allopurinol;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú;
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

4.2. Thận trọng khi sử dụng

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Trimoxtal như sau:

  • Người bệnh cần định kỳ kiểm tra chức năng gan và thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày bằng thuốc Trimoxtal;
  • Phản ứng mẫn cảm trầm trọng có thể xảy ra ở người bệnh có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc các dị nguyên khác, vì vậy người bệnh cần được kiểm tra kỹ tiền sử dị ứng với Amoxicillin, Cephalosporin và các dị nguyên khác;
  • Trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng như phù Quincke, ban đỏ, sốc phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson cần ngưng liệu pháp Amoxciclin ngay lập tức và điều trị cấp cứu bằng Adrenalin, liệu pháp Corticoid, thở oxy, thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ điều trị bằng kháng sinh Penicillin, Cephalosporin sau đó nữa;
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh khả năng gây hại trên thai nhi của Amoxicillin và Sulbactam. Vì vậy, việc sử dụng thuốc ở đối tượng này cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên lợi ích và nguy cơ điều trị;
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Amoxicillin được chứng minh là bài tiết được vào sữa mẹ, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng Trimoxtal ở phụ nữ đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Trimoxtal có thể gây ra một số tương tác sau:

  • Nifedipin làm tăng mức độ hấp thu Amoxicillin;
  • Sử dụng đồng thời Allopurinol và Amoxicillin hoặc Ampicilin làm tăng khả năng phát ban của Amoxicillin và Ampicilin;
  • Tác dụng đối kháng khi sử dụng Amoxicillin với các kháng sinh kìm khuẩn như Tetracyclin, Chloramphenicol.

Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Trimoxtal, tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm bổ sung đang sử dụng trước khi điều trị bằng Trimoxtal để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi điều trị.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sulperazone
    Công dụng thuốc Sulperazone

    Thuốc Sulperazone có thành phần Sulbactam và cefoperazone, thuộc nhóm ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Sulperazone được chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, viêm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • turatam
    Công dụng thuốc Turatam

    Thuốc Turatam thường được kê đơn sử dụng để điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn điển hình như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da,... Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng ...

    Đọc thêm
  • alemctum
    Công dụng thuốc Alemctum

    Alemctum là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được chỉ định để điều trị một số bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu.... Dưới đây là những thông ...

    Đọc thêm
  • Fytobact 1g
    Công dụng thuốc Fytobact 1g

    Fytobact là thuốc kháng sinh được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn phúc mạc,... Vậy công dụng của thuốc là gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?

    Đọc thêm
  • naspalun
    Công dụng thuốc Naspalun

    Thuốc Naspalun có thành phần chính là cefoperazon và sulbactam. Đây là thuốc kháng sinh được bào chế ở dạng bột đông khô pha tiêm, thường dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn ...

    Đọc thêm