Đặc điểm các thuốc đào thải acid uric

Thuốc đào thải acid uric được chỉ định cho các đối tượng bị bệnh gút. Vậy thuốc tăng đào thải acid uric là gì? Dùng có tốt không?... Cùng Vinmec tìm hiểu rõ hơn về thuốc đào thải acid uric ngay sau đây.

1. Thuốc tăng đào thải acid uric là gì?

Trước khi tìm hiểu thuốc đào thải acid uric có tốt không bạn cần biết được đây là thuốc gì? Theo đó, thuốc tăng đào thải acid uric là thuốc dùng cho các đối tượng bị bệnh gút (gout).

Nguyên nhân gây gút là chỉ số acid uric tăng, muối urat tích tụ tại các khớp gây ra các cơn đau buốt khó chịu. Lúc này, để điều trị gút cần giải quyết 2 vấn đề:

  • Giảm các triệu chứng đau nhức, sưng khớp bằng cách giảm acid uric trong máu;
  • Ức chế các triệu chứng cấp tính, ngừa biến chứng;

Để giải quyết được các vấn đề này cần sử dụng thuốc tăng đào thải acid uric. Nhóm thuốc này nhằm mục đích tăng khả năng đào thải acid uric trong máu, đạt hiệu quả trong điều trị gút.

2. Thuốc tăng đào thải acid uric gồm những gì?

Những thuốc tăng đào thải acid uric được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận gồm nhiều loại khác nhau. Nhóm thuốc đào thải acid uric được chia thành 3 nhóm gồm:

2.1. Giảm tổng hợp acid uric

Nhóm thuốc giảm tổng hợp acid uric (ức chế men xanhthine oxidase -xo) cũng được chia thành các nhóm nhỏ gồm:

Allopurinol được FDA chấp thuận sử dụng là thuốc tăng đào thải acid uric ở bệnh gút từ năm 1966. Thuốc tăng đào thải acid uric - Allopurinol là thuốc ức chế men XO, chuyển hoá thành oxypurinol để đào thải qua thận. Trên lâm sàng, thuốc tăng đào thải acid uric - Allopurinol được dùng với mục đích giảm nồng độ acid uric cho người bị viêm khớp do gút.

Febuxostat được FDA chấp thuận năm 2009 để đào thải acid uric ở bệnh nhân có gút. Tuy nhiên, thuốc Febuxostat dùng để tăng đào thải acid uric nhưng với những người có tiền sử bệnh tim mạch khi dùng phải thận trọng.

Topiroxostat được chấp thuận năm 2013 là một thuốc ức chế XO chọn lọc và không purin. Loại thuốc đào thải acid uric này cho thấy hiệu quả khi ức chế xanthine oxidase qua chuyển hóa hydroxylated 2 – pyridine.

2.2. Nhóm tăng đào thải acid uric

Khi dùng nhóm thuốc ức chế men XO không hiệu quả tăng khả năng đào thải acid uric thì nhóm thuốc này sẽ là lựa chọn phù hợp. Khi phối hợp 2 nhóm thuốc này cho kết quả hạ acid uric máu nhanh, hiệu quả. Nhóm thuốc tăng đào thải acid uric này gồm:

Probenencid – thuốc tăng đào thải acid uric có công dụng ức chế men URAT1. Loại thuốc này không có tính chọn lọc và gây ra tương tác với nhiều thuốc. Chính vì vậy, thuốc tăng đào thải acid uric - Probenencid chưa được sử dụng nhiều trên lâm sàng.

Benzbromarone – sử dụng là thuốc tăng đào thải acid uric từ năm 1970, có công dụng ức chế men URAT1 (IC50 22nM). Thế nhưng, thuốc đào thải acid uric Benzbromarone bị rút khỏi thị trường ở nhiều nước từ năm 2003 do có độc tính ở gan.

Lesinurad (RDEA594) – được đưa ra thị trường là thuốc đào thải acid uric năm 2015. Cơ chế của lesinurad là khả năng ức chế URAT1, tác dụng trên kênh OAT1, OAT3 và OAT4 giúp giảm các nguy cơ tương tác thuốc.

2.3. Thuốc huỷ urat

Thuốc Pegloticase và Rasburicase được FDA chấp thuận vào năm 2010 để điều trị gút kháng trị, gút có tophi gây hủy hoại khớp và các biến chứng. Nhóm thuốc này có công dụng đào thải acid uric máu nhanh, nhưng dễ gây kháng thuốc sau một vài tháng sử dụng.

Thận trọng dùng nhóm thuốc huỷ urat để đào thải acid uric với các đối tượng bị suy tim sung huyết.

3. Thuốc đào thải axit uric có tốt không?

Khác với các thuốc chống viêm, giảm đau, nhóm thuốc trị gout bằng cách đào thải acid uric có thể dùng lâu dài. Đặc điểm của các thuốc đào thải acid uric này là giảm các biến chứng khi bị gút. Mục tiêu điều trị là giảm được nồng độ acid uric trong máu ở ngưỡng thích hợp.

Trường hợp bạn chưa dùng các liệu pháp hạ acid uric trước đó thì không dùng nhóm thuốc đào thải acid uric ngay trong đợt viêm cấp. Thế nhưng, nếu bạn đang dùng thuốc đào thải acid uric lại gặp các cơn gút cấp tính không thì không nên dừng thuốc. Các thuốc đào thải acid uric máu tác động vào các khâu khác nhau của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể.

Thuốc đào thải axit uric có tốt không? Thực tế nhóm thuốc đào thải axit uric có những ưu điểm như:

  • Tăng cường chức năng thận;
  • Gia tăng số lần lọc để chuyển acid uric thừa từ máu sang nước tiểu;
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng gút cấp;
  • Hiệu quả kéo dài, an toàn;

Tuy nhiên, dùng thuốc đào thải axit uric cũng có một số nhược điểm đó là khi lạm dụng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Thuốc đào thải axit uric là thuốc dùng phổ biến với người bị gút. Bởi việc đào thải acid uric có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh lý này. Để đạt hiệu quả, giảm tác dụng phụ, nhược điểm khi dùng thuốc đào thải acid uric bạn nên chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ các tình trạng sức khoẻ, tiền sử bệnh lý để tránh các biến chứng, tương tác khi dùng thuốc đào thải acid uric.

Trên đây là một số thông tin về thuốc đào thải acid uric bạn nên biết. Nếu có băn khoăn nào khác khi dùng thuốc tăng đào thải acid uric hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan