Lưu ý khi sử dụng thuốc Phenobarbital 10%

Phenobarbital 10% là thuốc chống co giật, thuộc nhóm barbiturat, có tác dụng tăng cường và/ hoặc bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gamma aminobutyric (GABA). Người bệnh có thể tham khảo thêm nội dung thông tin về những lưu ý khi sử dụng thuốc Phenobarbital 10% trong bài viết sau đây.

1. Phenobarbital công dụng là gì?

1.1. Phenobarbital 10% là thuốc gì?

Phenobarbital 10% thuộc nhóm thuốc chống co giật, an thần, gây ngủ. Thuốc có số đăng ký VD-16785-12, do Công ty cổ phần dược Danapha – Việt Nam sản xuất.

Phenobarbital 10% bao gồm các thành phần:

  • Hoạt chất chính: Natri phenobarbital với hàm lượng 200 mg.
  • Tá dược: Natri hydroxyd, Propylene glycol, Ancol benzylic, Ethanol tuyệt đối và nước cất pha tiêm.

Thuốc Phenobarbital 10% được bào chế dưới dạng ống tiêm dung tích 2ml, hộp 20 ống thuỷ tinh. Khuyến cáo sử dụng Phenobarbital 10% từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn.

1.2. Thuốc Phenobarbital 10% có tác dụng gì?

Phenobarbital 10% là thuốc được bác sĩ kê đơn sử dụng trong các trường hợp:

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Natri phenobarbital hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc Phenobarbital 10%.
  • Suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn đường thở.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Suy gan hoặc thận nặng.

2. Cách sử dụng của Phenobarbital 10%

2.1. Cách dùng thuốc Phenobarbital 10%

Thuốc Phenobarbital 10% được sử dụng bằng đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc pha truyền tĩnh mạch.

2.2. Liều dùng của thuốc Phenobarbital 10%

Người lớn:

  • Chống co giật: Liều 100 - 320mg, lặp lại nếu cần cho tới tổng liều 600mg/ 24 giờ.
  • Trạng thái động kinh: Tiêm tĩnh mạch 10 - 20mg/ kg, lặp lại nếu cần.
  • An thần: Liều 30 - 120mg/ngày x 2 hoặc 3 lần.
  • Trước khi phẫu thuật: Liều 130 - 200mg, 60 đến 90 phút trước khi phẫu thuật.
  • Gây ngủ: Liều 100 - 325mg.

Trẻ em:

  • Chống co giật: Liều ban đầu: Từ 10 - 20mg/ kg, tiêm 1 lần (liều tấn công hoặc liều nạp).
  • Liều duy trì: Từ 1 - 6mg/ kg/ ngày.
  • Trạng thái động kinh: Tiêm tĩnh mạch chậm (10 - 15 phút) 15 - 20mg/ kg.
  • An thần: Từ 1 - 3mg/ kg, 60 đến 90 phút trước khi phẫu thuật.
  • Chống tăng bilirubin huyết: 5 - 10 mg/ kg/ ngày, trong vài ngày đầu sau khi sinh.

Ghi chú: Người bệnh cao tuổi và suy nhược có thể bị kích thích, lú lẫn hoặc trầm cảm với liều thông thường. Ở những người bệnh này có thể phải giảm liều Phenobarbital 10%.

Xử lý khi quên liều:

Thuốc Phenobarbital 10% được thực hiện bởi nhân viên y tế nên hạn chế được tối đa việc quên liều.

Xử trí khi quá liều:

Triệu chứng

  • Khi dùng quá liều, phenobarbital gây ức chế hệ thần kinh trung ương từ mức ngủ đến hôn mê sâu rồi tử vong. Ngoài ra, hô hấp bị ức chế có thể đến mức có nhịp thở Cheyne-Stokes, giảm thông khí trung tâm, tím tái, giảm thân nhiệt, mất phản xạ, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và tiểu tiện ít. Người bệnh bị quá liều nặng thường có hội chứng sốc điển hình: Thở chậm, trụy mạch, ngừng hô hấp và có thể tử vong. Các biến chứng nặng có thể gây tử vong gồm viêm phổi, phù phổi và suy thận. Ngoài ra có thể gặp các biến chứng khác như suy tim sung huyết, loạn nhịp tim và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Xử trí:

  • Nếu bệnh nhân mới dùng thuốc Phenobarbital 10% trong vòng 1 giờ thì có thể rửa dạ dày. Dùng nhiều liều than hoạt tính đưa vào dạ dày qua ống thông đường mũi là cách điều trị được ưa dùng nhất trong cấp cứu ngộ độc phenobarbital.
  • Điều trị quá liều phenobarbital chủ yếu là điều trị hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng, quan trọng nhất là làm thông thoáng đường thở, duy trì chức năng hô hấp, tim mạch, thận và cân bằng điện giải cho người bệnh.
  • Nếu người bệnh có chức năng thận bình thường có thể gây lợi niệu và kiềm hóa nước tiểu để làm tăng thải trừ phenobarbital qua thận. Nếu người bệnh bị ngộ độc nặng, vô niệu hay bị sốc thì nên thẩm phân màng bụng hay lọc máu thận nhân tạo.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Phenobarbital 10%

  • Người bệnh có tiền sử nghiện rượu, nghiện ma túy, suy thận, cao tuổi thì nếu dùng phenobarbital lâu ngày có thể gây hiện tượng lệ thuộc thuốc.
  • Không được ngừng thuốc Phenobarbital 10% đột ngột ở người bệnh mắc động kinh, người đang mang thai và đang cho con bú và người bệnh bị trầm cảm.
  • Phenobarbital đi qua được nhau thai. Khi dùng phenobarbital điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai có nguy cơ gây nhiều ảnh hưởng tới thai nhi (xuất huyết; dị tật bẩm sinh (cao gấp 2 đến 3 lần so với người không dùng phenobarbital)) và lệ thuộc thuốc. Do đó cần đặc biệt thận trọng khi quyết định dùng thuốc cho đối tượng này.
  • Tiếp tục sử dụng thuốc chống động kinh trong thời kỳ đang mang thai ở liều thấp nhất có thể kiểm soát được cơn co giật. Ghi nhớ bổ sung axit folic trong thai kỳ có thể giúp giảm nguy cơ dị tật thần kinh bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
  • Phải thật thận trọng khi bắt buộc phải dùng phenobarbital cho người cho con bú. Dặn dò các bà mẹ cho con bú dùng phenobarbital nhất là liều cao phải theo dõi trẻ về tác dụng ức chế của thuốc. Nếu cần, phải theo dõi nồng độ phenobarbital ở trẻ để tránh mức gây độc.
  • Phenobarbital có thể làm suy giảm tinh thần và/hoặc thể chất cần thiết để thực hiện các hoạt động nguy hiểm tiềm ẩn như lái xe ô tô hoặc vận hành máy móc.

4. Tác dụng phụ của thuốc Phenobarbital 10%

Ở liều điều trị, thuốc Phenobarbital 10% được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Phenobarbital 10%, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Thường gặp:

  • Toàn thân: Buồn ngủ.
  • Máu: Có hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi.
  • Thần kinh: Rung giật nhãn cầu, mất điều hòa động tác, lo hãi, bị kích thích và lú lẫn bệnh cao tuổi.
  • Da: Nổi mẩn do dị ứng (hay gặp ở người bệnh trẻ tuổi).

Ít gặp:

  • Cơ – xương: Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ (gặp ở trẻ em khoảng 1 điều trị) và đau khớp.
  • Chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Da: Hội chứng Lyell (có thể tử vong).

Hiếm gặp:

  • Máu: Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Phenobarbital 10% và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Phenobarbital 10%

  • Các dung dịch natri Phenobarbital 10% không được hòa lẫn với các dung dịch có tính acid vì có thể làm tủa phenobarbital.
  • Có nhiều tương tác giữa các thuốc chống động kinh. Đặc biệt, độc tính của Phenobarbital 10% có thể tăng lên không đồng thời với tăng tác dụng chống động kinh. Tương tác giữa các thuốc cũng rất dao động và không dự đoán trước được, vì vậy khi dùng phối hợp các thuốc chống động kinh với nhau thì phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Nồng độ trong huyết tương và tác dụng lâm sàng của các thuốc chẹn beta (alprenolol, metoprolol, propranolol), digitoxin, disopyramid, quinidin, ciclosporin, corticoid, theophylin, doxycyclin bị giảm khi dùng chung Phenobarbital 10%.
  • Phenobarbital có thể làm mất tác dụng của thuốc tránh thai theo đường uống.
  • Tác dụng của thuốc chống đông bị giảm khi dùng chung phenobarbital.
  • Nồng độ phenobarbital trong huyết tương giảm có thể làm giảm tác dụng của acid folic. Phải điều chỉnh liều phenobarbital khi dùng bổ sung acid folic.
  • Độc tính về huyết học của methotrexat tăng do dihydrofolat reductase bị ức chế mạnh hơn khi dùng chung phenobarbital.
  • Người bệnh có tiền sử giảm chức năng giáp có nguy cơ bị suy giáp khi dùng chung phenobarbital và levothyroxin.
  • Các thuốc chống trầm cảm loại imipramin có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn co giật toàn thân.
  • Tác dụng của phenobarbital và các barbiturat khác sẽ tăng lên khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như: Thuốc trầm cảm khác, thuốc kháng H1, benzodiazepin, clonidin, dẫn xuất của morphin, các thuốc an thần kinh và thuốc giải lo âu.

6. Cách bảo quản thuốc Phenobarbital 10%

  • Thời gian bảo quản thuốc Phenobarbital 10% là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản Phenobarbital 10% ở những nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 15 - 30°C, trong bao bì gốc của thuốc và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không cho thuốc Phenobarbital 10% vào tủ lạnh.
  • Để thuốc Phenobarbital 10% xa tầm tay trẻ em và thú nuôi

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Phenobarbital 10%, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Phenobarbital 10% điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

807 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan