Mianifax là thuốc gì? Thuốc Mianifax có tác dụng gì?

Thuốc Mianifax là thuốc chẹn kênh canxi, có thành phần chính là Nimodipine 10mg. Thuốc có tác dụng làm giảm các tổn thương gây ra do giảm lưu lượng máu tới não (phình động mạch, suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi...).

1. Công dụng, chỉ định của thuốc Mianifax

Thuốc Mianifax có thành phần chính là Nimodipine, 1 dẫn chất dihydropyridin có tác dụng ức chế chọn lọc dòng ion canxi đi qua các kênh canxi ở màng tế bào cơ tim, cơ trơn mạch máu và tế bào thần kinh. Khi vào cơ thể, chất này sẽ chẹn kênh canxi và gây co mạch. Nhờ đó, dùng thuốc Mianifax làm giảm các tổn thương gây ra do giảm lưu lượng máu tới não.

Bên cạnh đó, thuốc Mianifax 10mg còn được các bác sĩ chỉ định để ngăn ngừa tổn thương não do tình trạng giảm lưu lượng máu tới não ở chứng phình động mạch (mạch máu não bị vỡ hoặc bị giãn).

Các chỉ định phổ biến nhất của thuốc Mianifax:

  • Điều trị suy giảm chức năng não ở tuổi già (biểu hiện: mất trí nhớ, mất tập trung, tính khí thất thường).
  • Dự phòng và điều trị khuyết tật thần kinh do thiếu máu cục bộ, co thắt mạch máu não sau xuất huyết dưới màng nhện do phình mạch.
  • Điều trị tâm thần, rối loạn thần kinh sau di chứng có suy giảm tuần hoàn và thoái hóa nguyên phát.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Mianifax

Cách dùng: Thuốc Mianifax được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, tiêm đường tĩnh mạch nên cần sử dụng thuốc dưới sự giám sát và quản lý của bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng:

Tùy theo thể trạng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà liều dùng chỉ định sẽ khác nhau. Các thông tin liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất gợi ý, tham khảo:

  • Đối với người lớn: Liều khởi đầu 1mg/ giờ trong 2 giờ. Nếu huyết áp không giảm nhiều có thể cân nhắc tăng lên 2mg/ giờ. Điều trị tối thiểu 5 ngày và không quá 14 ngày.
  • Đối với bệnh nhân nhẹ cân, huyết áp thấp, suy gan, chức năng gan không ổn định: Cần giảm liều theo hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ.
  • Đối với trẻ em: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tính an toàn cũng như hiệu quả khi dùng cho trẻ em. Do vậy cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng này.

3. Tác dụng phụ của thuốc Mianifax

Ngoài những lợi ích thông thường, thuốc Mianifax cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Có thể kể đến:

  • Chóng mặt nhức đầu, buồn nôn.
  • Giảm nhịp tim (tim chậm), hạ huyết áp đáng kể.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn vận động ruột do liệt ruột.
  • Phản ứng tại chỗ: viêm tĩnh mạch (Nếu không pha loãng dung dịch Nimodipine đã tiêm truyền vào tĩnh mạch ngoại vi).
  • Gia tăng nhịp tim (hiếm gặp).
  • Giảm tiểu cầu (hiếm gặp).
  • Ảnh hưởng lên các thông số xét nghiệm (Tăng transaminase, phosphatase kiềm và g-glutamyl-transferase, urea huyết thanh, creatinine).

Thuốc Mianifax có thể gây ra một số tác dụng phụ khác chưa được đề cập ở trên. Nếu thấy bất kỳ vấn đề bất thường hoặc nghiêm trọng nào trong quá trình sử dụng thuốc cần gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Mianifax

Chống chỉ định dùng thuốc Mianifax cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân suy gan nặng (xơ gan, ung thư gan...).
  • Người mẫn cảm với Nimodipine hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng khi dùng thuốc Mianifax cho những người sau:

  • Bệnh nhân suy thận, suy tim mạch.
  • Bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh (tốc độ lọc cầu thận <20ml/ phút).
  • Người bị huyết áp thấp nghiêm trọng (< 100mmhg đối với dạng truyền tĩnh mạch).
  • Bệnh nhân bị phù não lan tỏa hay có áp lực nội sọ tăng đáng kể.

Hiện vẫn chưa rõ độc tính của thuốc nếu sử dụng cho phụ nữ có thai. Do vậy các bà mẹ trong thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc kỹ lợi ích - nguy cơ trước khi sử dụng thuốc.

Ngoài ra, để tránh các tương tác ngoài ý muốn, không dùng các loại thuốc sau với Mianifax: Atazanavir. Phenytoin. Carbamazepine. Furosemid. Clonazepam.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý độc giả nắm được những thông tin cần biết về thuốc Mianifax. Cụ thể là cách dùng, những lưu ý khi sử dụng và tác dụng phụ của thuốc.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan