Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Acemol Fort

Thuốc Acemol Fort là một loại thuốc được dùng để giúp giảm các cơn đau như đau đầu, đau nửa đầu, đau họng.... Khi sử dụng thuốc, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể. Vì thế, để sử dụng thuốc một cách an toàn, đạt hiệu quả cao cần nắm rõ những thông tin về thuốc dưới đây.

1. Acemol Fort là thuốc gì?

Acemol Fort thuộc nhóm thuốc thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, thuốc điều trị bệnh Gút và các bệnh xương khớp với thành phần chính là Acetaminophen hàm lượng 650mg. Thuốc thường được dùng chỉ định làm giảm đau trong các cơn đau như: đau nửa đầu, đau đầu, đau họng, đau bụng kinh...

Thuốc Acemol Fort được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên.

2. Thuốc Acemol Fort có tác dụng gì?

2.1 Tác dụng thành phần thuốc

Thành phần Acetaminophen có trong thuốc Acemol Fort là một chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin giúp giảm đau, hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế cho aspirin. Với liều ngang nhau tính theo gam thì 2 hoạt chất này đều có tác dụng giảm đau, hạ sốt như nhau nhưng Acetaminophen lại không có hiệu quả điều trị viêm như aspirin.

Với liều điều trị thì Acetaminophen ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, cũng không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, loét hay chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat. Bởi vì Acetaminophen không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân mà chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.

2.2 Chỉ định

Với thành phần chính là Acetaminophen 650mg, thuốc Acemol Fort thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Làm giảm đau từ nhẹ đến vừa trong các cơn đau như: đau nửa đầu, đau đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau răng, đau sau nhổ răng, đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm.
  • Thuốc cũng có thể thay thế salicylat để giảm đau, hạ sốt cho những trường hợp không dung nạp được hoặc chống chỉ định với salicylat.
  • Thuốc cũng được dùng để hạ sốt cho các trường hợp sốt từ nhẹ đến vừa trong các chứng sốt như: cảm lạnh, cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt mọc răng, sốt sau khi tiêm vaccine, hoặc sốt do nhiễm khuẩn...

2.3 Chống chỉ định

Thuốc Acemol Fort chứa thành phần Acetaminophen 650mg được khuyến cáo chống chỉ định đối với một số trường hợp sau:

  • Người bị mẫn cảm, dị ứng với thành phần acetaminophen (paracetamol) hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Người từng bị thiếu máu nhiều lần hoặc có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp nặng.
  • Bị thiếu hụt enzym glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD).
  • Suy gan, suy thận nặng.

3. Cách dùng – Liều dùng Acemol Fort

Công dụng của thuốc sẽ được phát huy tối đa hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng theo sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là hướng dẫn cách dùng và liều dùng tham khảo của thuốc Acemol Fort 650mg:

Cách dùng:

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng theo đường uống và nên uống thuốc sau bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Không được bẻ nhỏ hoặc nghiền nát hay phân tán viên thuốc khi sử dụng, vì có thể gây ảnh hưởng đến công dụng của thuốc. Nên uống thuốc với nước sôi để nguội hoặc nước lọc đã được tinh khiết. Không được uống thuốc với rượu, bia, cà phê, nước chè, nước ngọt, nước uống có gas, nước trái cây... sẽ khiến thuốc giảm hoặc thậm chí mất tác dụng.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi: uống 1 viên/ lần, các lần uống cách nhau 4 - 6 giờ/ngày và không dùng quá 6 viên/ ngày.

Trẻ em từ 7 - 12 tuổi: uống 1/2 viên/ lần, các lần uống cách nhau ít nhất 4 - 6 giờ và không uống quá 3 viên/1 ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính tham khảo, liều dùng cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi nắm bắt rõ tình trạng của từng bệnh nhân. Vì thế để có liều dùng phù hợp và cụ thể nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Acemol Fort

Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Acemol Fort trong quá trình sử dụng thuốc đó là:

  • Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn
  • Chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi, hạ huyết áp nhẹ.
  • Đôi khi có gây dị nổi ban đỏ trên da, mẩn ngứa.
  • Một vài trường hợp có thể giảm huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu.
  • Có thể gây suy gan khi sử dụng liều cao và kéo dài.
  • Phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ là tác dụng phụ hiếm gặp khi dùng thuốc.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải các tác dụng phụ trên hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp xử trí phù hợp.

6. Tương tác thuốc Acemol Fort

Acetaminophen có trong thuốc Acemol Fort có thể tương tác với một số loại thuốc, thành phần hoạt chất sau đây:

  • Sử dụng đồng thời Acetaminophen với các thuốc chống co giật như: Phenobarbital, Carbamazepin, Rifampicin... hoặc Isoniazid làm tăng độc tính trên gan của Acetaminophen.
  • Sử dụng Acetaminophen (Paracetamol) liều cao kéo dài nhiều ngày sẽ làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
  • Không phối hợp thuốc Acemol Fort với các loại thuốc khác có chứa thành phần paracetamol (acetaminophen) và các thuốc giảm đau thuộc nhóm kháng viêm không steroid khác.
  • Không uống rượu hay các loại đồ uống có cồn, café khi đang sử dụng thuốc để hạn chế nguy cơ gây tổn thương cho gan.
  • Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở những người dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Để tránh tương tác thuốc làm ảnh hưởng đến tác dụng của Acemol Fort và các loại thuốc đang dùng người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết về tất cả các loại thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê đơn, thuốc không được kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc đông y, thảo dược...) để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp nhất.

7. Lưu ý và thận trọng Acemol Fort

Để đảm bảo an toàn và giúp thuốc Abab 325mg phát huy hết công dụng người dùng cần lưu ý và thận trọng một số vấn đề sau:

  • Thuốc chỉ dùng khi được tư vấn và chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn, vì thế cần tuân thủ cách dùng, liều dùng của bác sĩ, dược sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều hoặc tự ý ngưng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Cần thận trọng khi dùng paracetamol với người bị suy gan hoặc suy thận nặng.
  • Thận trọng khi dùng Acetaminophen (paracetamol) ở người bệnh bị thiếu máu từ trước.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của thuốc, nên không được uống rượu khi đang dùng thuốc.
  • Không được dùng đồng thời thuốc Acemol Fort với các loại thuốc khác có chứa thành phần acetaminophen.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc để trị giảm đau quá 10 ngày cho người lớn và không quá 5 ngày cho trẻ em. Không dùng thuốc để hạ sốt cho những trường hợp sốt cao (trên 39 độ) quá 3 ngày trừ khi được bác sĩ chuyên môn chỉ định.
  • Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và được bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên có thể sử dụng thuốc cho những đối tượng này.

8. Xử lý quên liều, quá liều thuốc Acemol Fort

Quên liều: Nếu quên 1 liều cần uống ngay khi nhớ ra nhưng nếu gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên và uống liều kế tiếp theo đúng kế hoạch. Không được uống gấp đôi liều để tránh tình trạng quá liều.

Quá liều: Người bệnh có thể bị ban da, buồn nôn, nôn, đau bụng, xanh tím da... Khi xảy ra tình trạng quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời bằng thuốc giải độc đặc hiệu. Kết hợp với điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ tích cực, giảm độc bằng cách rửa dạ dày tốt nhất trong vòng 4h sau khi uống thuốc và phát hiện quá liều.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc Acemol Fort. Hãy đọc kỹ các hướng dẫn về thuốc để sử dụng thuốc đảm bảo hiệu quả, an toàn, tránh các tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc Acemol Fort.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

274 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan