Tác dụng phụ của thuốc Memantine

Memantine là thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc Memantine với lượng lớn hơn/nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định để tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc Memantine.

1. Thuốc Memantine 7 mg là thuốc gì?

Thuốc Memantine là dược chất hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của một chất tự nhiên trong não - Glutamate, đây được xem là chất có liên quan đến các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên Memantine không có khả năng chữa khỏi bệnh Alzheimer, Memantine chủ có thể giúp bệnh nhân cải thiện trí nhớ, cải thiện nhận thức và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày. Do đó Memantine được chỉ định để điều trị rối loạn mất trí từ trung bình đến trầm trọng (chứng mất trí) liên quan đến bệnh lý Alzheimer.

Memantine có nhiều dạng bào chế với nhiều hàm lượng khác nhau:

  • Viên nén bao phim Memantine: 5mg, 10mg;
  • Viên nang Memantine dạng phóng thích kéo dài: Memantine 7 mg, 14mg, 21mg, 28mg;
  • Hỗn dịch uống Memantine 2 mg/ml.

2. Liều dùng của thuốc Memantine

2.1. Liều dùng Memantine cho người lớn bị Alzheimer

Thuốc Memantine phóng thích lập tức:

  • Tuần 1: dùng Memantine 5mg, uống 1 lần/ngày.
  • Tuần 2: dùng Memantine 10mg/ngày (chia làm 5mg uống 2 lần/ngày).
  • Tuần 3: uống 15mg/ngày (dùng liều Memantine 5mg và 10mg theo liều riêng biệt).
  • Tuần 4: liều duy trì 20mg/ngày (10mg Memantine uống 2 lần/ngày).

Thuốc Memantine 7 mg phóng thích kéo dài:

  • Liều khởi đầu: Memantine HCl 7 mg uống 1 lần/ngày.
  • Mỗi tuần tăng thêm 7 mg Memantine vào liều khởi đầu cho đến liều tối đa là 28 mg Memantine/lần/ngày

2.2. Liều dùng Memantine cho bệnh nhân cao tuổi bị Alzheimer

Liều khuyến cáo Memantine cho bệnh nhân trên 65 tuổi là: 20 mg/ngày.

2.3. Liều dùng Memantine cho bệnh nhân suy thận

  • Bệnh nhân suy giảm chức năng thận nhẹ (độ thanh thải creatinin 50-80ml/phút) không cần điều chỉnh liều Memantine;
  • Suy giảm chức năng thận trung bình (30 - 49 ml/phút): liều Memantine là 10 mg/ngày, nếu dung nạp tốt sau ít nhất 7 ngày điều trị, có thể tăng liều Memantine lên đến 20 mg/ngày;
  • Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin 5-29 ml/phút) liều Memantine 10mg/ngày.

2.4. Liều khuyến cáo Memantine cho bệnh nhân suy gan

  • Suy chức năng gan nhẹ - trung bình (Child-Pugh A, Child-Pugh B): không cần điều chỉnh liều Memantine.
  • Không khuyến cáo sử dụng Memantine ở bệnh nhân suy gan nặng.

3. Lưu ý gì khi sử dụng Memantine?

  • Khuyến cáo thận trọng khi dùng Memantine ở những bệnh nhân bị động kinh, tiền sử co giật hoặc bệnh nhân có các yếu tố dẫn đến động kinh;
  • Một số yếu tố làm tăng pH nước tiểu: thay đổi chế độ ăn (từ chế độ ăn thịt sang ăn chay) hoặc dùng chất đệm dạ dày kiềm hóa cần phải theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Bên cạnh đó, pH nước tiểu có thể tăng trong tình trạng nhiễm toan ống thận hoặc tăng do nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu do vi khuẩn Proteus dẫn đến giảm thải trừ Memantine qua nước tiểu, tăng nồng độ Memantine trong huyết tương;
  • Thận trọng khi dùng Memantine cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết mất bù (NYHA độ III-IV), tăng huyết áp không được kiểm soát;
  • Tránh sử dụng Memantine đồng thời các chất đối kháng N-methyl-D-aspartate (NMDA): amantadine, ketamine, dextromethorphan... do các hợp chất này hoạt động tại cùng một thụ thể với Memantine, dễ dẫn đến các phản ứng có hại liên quan đến hệ thần kinh trung ương;
  • Không có dữ liệu về rủi ro liên quan đến việc sử dụng Memantine ở phụ nữ có thai, do đó không khuyến cáo sử dụng Memantine trong thai kỳ;
  • Không có dữ liệu về sự hiện diện của Memantine trong sữa mẹ, vì vậy nên cân nhắc nhu cầu điều trị của người mẹ và những nguy cơ tiềm ẩn với trẻ trước khi dùng Memantine;
  • Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian sử dụng Memantine.

4. Tác dụng phụ của thuốc Memantine

Tác dụng phụ của thuốc Memantine thường gặp: Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, tăng huyết áp, táo bón, khó thở, tăng trị các số khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, quá mẫn, rối loạn khả năng thăng bằng.

  • Tác dụng phụ của thuốc Memantine ít gặp: Lú lẫn, ảo giác, suy tim, huyết khối hoặc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, nôn, mệt mỏi, nhiễm nấm...;
  • Tác dụng phụ của thuốc Memantine hiếm gặp: Co giật.
  • Tác dụng phụ của thuốc Memantine không xác định tần suất: Viêm tụy, viêm gan, phản ứng loạn thần...

5. Quá liều thuốc Memantine và xử trí

Quá liều thuốc Memantine với lượng tương đối lớn 200 mg và 105 mg/ngày trong 3 ngày) đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi, yếu và/hoặc tiêu chảy hoặc không có triệu chứng.

Nếu quá liều thuốc Memantine dưới 140 mg hoặc liều lượng không rõ, bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương: lú lẫn, ngủ gà, chóng mặt, kích động, ảo giác, rối loạn dáng đi và/hoặc nôn và tiêu chảy.

Trong trường hợp quá liều thuốc Memantine nghiêm trọng nhất, bệnh nhân vẫn sống sót sau khi uống tổng cộng 2000mg Memantine với tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: hôn mê trong 10 ngày, nhìn đôi và kích động sau đó...

Trong một trường hợp quá liều uống 400mg Memantine, bệnh nhân có các triệu chứng như bồn chồn, rối loạn tâm thần, ảo giác về thị giác, co giật, lơ mơ, sững sờ, bất tỉnh.

Cách xử lý khi quá liều thuốc Memantine

  • Trường hợp quá liều thuốc Memantine chỉ điều trị triệu chứng do không có thuốc giải độc đặc hiệu: rửa dạ dày, than hoạt, axit hóa nước tiểu...
  • Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng quá kích hệ thần kinh trung ương cần xem xét điều trị triệu chứng cẩn thận.
  • Bệnh nhân quá liều 2000mg Memantine được điều trị triệu chứng và làm đông máu giúp hồi phục mà không để lại di chứng vĩnh viễn.

6. Tương tác của thuốc Memantine với các thuốc khác

  • L-dopa, chất đồng vận dopaminergic và thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng khi điều trị đồng thời với thuốc Memantine.
  • Tác dụng của barbiturat và thuốc an thần có thể bị giảm khi dùng chung với thuốc Memantine;
  • Sử dụng chung thuốc Memantine với các thuốc chống co thắt như dantrolene, baclofen có thể làm thay đổi tác dụng của chúng;
  • Tránh sử dụng thuốc Memantine đồng thời các chất đối kháng N-methyl-D-aspartate (NMDA) như: amantadine, ketamine, dextromethorphan do nguy cơ loạn tâm thần, bệnh nhân cần theo dõi nếu gặp phải các triệu chứng kích động, chóng mặt...;
  • Các hoạt chất như cimetidine, ranitidine, procainamid, quinidin, quinin và nicotin có thể gây tương tác với thuốc Memantine dẫn đến nguy cơ tăng nồng độ thuốc trong huyết tương;
  • Có khả năng giảm nồng độ hydroclorothiazid (HCT) trong huyết thanh khi thuốc Memantine được dùng đồng thời với HCT;
  • Thuốc Tafenoquine sẽ làm tăng nồng độ của thuốc Memantine, nếu buộc phải dùng chung phải theo dõi triệu chứng và cân nhắc giảm liều của thuốc dùng chung với thuốc Memantine.

Memantine là thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc Memantine với lượng lớn hơn/nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định để tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc Memantine.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan