Thuốc chống viêm không kê đơn: Các loại và tác dụng phụ

Thuốc không kê đơn (OTC) là những loại thuốc bạn có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là những loại thuốc giúp giảm viêm và thường giúp giảm đau. Các loại thuốc chống viêm không steroid này cũng là những loại thuốc không kê đơn.

1. Thuốc chống viêm không kê đơn

Thuốc không kê đơn (OTC) là những loại thuốc bạn có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là những loại thuốc giúp giảm viêm và thường giúp giảm đau.. Dưới đây là các thuốc chống viêm không kê đơn phổ biến:

Thuốc chống viêm không steroid có thể rất hiệu quả. Chúng có xu hướng hoạt động một cách nhanh chóng và thường ít tác dụng phụ hơn corticosteroid - cũng có tác dụng giảm viêm.

2. Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn

Thuốc chống viêm không steroid hoạt động bằng cách ngăn chặn các prostaglandin -là những chất làm tăng độ nhạy cảm của các đầu dây thần kinh của bạn và tăng cường cơn đau trong quá trình viêm. Ngoài ra prostaglandin cũng đóng một vai trò trong việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể của bạn.

Bằng cách ức chế tác động của prostaglandin, thuốc chống viêm không kê đơn có thể giúp chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Trên thực tế, thuốc chống viêm không steroid có thể hữu ích trong việc giảm nhiều loại cảm giác khó chịu, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Đau cơ
  • Đau và cứng khớp do viêm khớp và các tình trạng viêm khác
  • Đau bụng kinh
  • Đau sau một cuộc tiểu phẫu
  • Bong gân hoặc chấn thương khác

Thuốc chống viêm không steroid đặc biệt quan trọng để kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp, chẳng hạn như đau khớp, viêm và cứng khớp. Các loại thuốc này thường có giá thành rẻ và dễ tiếp cận, vì vậy chúng thường là loại thuốc đầu tiên được kê cho những người bị viêm khớp.

Thuốc theo toa celecoxib (Celebrex) thường được kê đơn để điều trị lâu dài các triệu chứng viêm khớp. Điều này là do nó dễ dàng vào dạ dày của bạn hơn các thuốc chống viêm không steroid khác.

Bị ngất kèm lên cơn giật, buồn nôn, đau đầu là triệu chứng bệnh gì?
Người bệnh đau đầu có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn

3. Các loại thuốc chống viêm không kê đơn

Thuốc chống viêm không steroid ngăn chặn enzym cyclooxygenase (COX) tạo ra prostaglandin. Cơ thể bạn tạo ra hai loại COX: COX-1 và COX-2.

COX-1 có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn, trong khi COX-2 gây viêm. Hầu hết các thuốc chống viêm không steroid không đặc hiệu, có nghĩa là chúng chặn cả COX-1 và COX-2.

Các NSAID không đặc hiệu có bán tại quầy thuốc bao gồm:

  • Aspirin liều cao
  • Ibuprofen (Advil, Motrin, Midol)
  • Naproxen (Aleve, Naprosyn)

Aspirin liều thấp thường không được phân loại là thuốc chống viêm không steroid.

Các NSAID không đặc hiệu được bán theo đơn của bác sĩ bao gồm:

  • Diclofenac (Zorvolex)
  • Diflunisal
  • Etodolac
  • Famotidine / ibuprofen (Duexis)
  • Flurbiprofen
  • Indomethacin (Tivorbex)
  • Ketoprofen
  • Axit mefenamic (Ponstel)
  • Meloxicam (Vivlodex, Mobic)
  • Nabumetone
  • Oxaprozin (Daypro)
  • Piroxicam (Feldene)
  • Sulindac

Các chất ức chế chọn lọc COX-2 là các thuốc chống viêm không steroid ngăn chặn COX-2 nhiều hơn COX-1. Celecoxib (Celebrex) hiện là chất ức chế COX-2 chọn lọc duy nhất có sẵn theo đơn.

4. Tác dụng phụ thuốc chống viêm

Bạn có thể mua một số thuốc kháng viêm mà không cần đơn thuốc không có nghĩa là chúng hoàn toàn vô hại. Có thể có những tác dụng phụ và rủi ro khi sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn, trong đó phổ biến nhất là đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Thuốc chống viêm không kê đơn thường được thiết kế để sử dụng không thường xuyên và ngắn hạn. Vì vậy nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ tăng lên khi bạn sử dụng chúng lâu hơn.

Luôn nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid và không dùng các loại thuốc kháng viêm khác nhau cùng một lúc.

Uống đồng thời Vitamin C,Vitamin E và thuốc kháng sinh Doxycycline HyClate có ảnh hưởng không ?
Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý đến tác dụng phụ

4.1. Các tác dụng phụ liên quan đến dạ dày của thuốc kháng viêm

Thuốc chống viêm không steroid ngăn chặn COX-1, trong khi chất này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. Do đó, dùng thuốc chống viêm không steroid có thể góp phần gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa, bao gồm:

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dùng thuốc chống viêm không steroid có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày của bạn đủ để gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Một số vết loét thậm chí có thể dẫn đến chảy máu trong dạ dày.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy ngừng sử dụng thuốc chống viêm không steroid ngay lập tức và gọi cho bác sĩ của bạn:

  • Đau bụng nặng
  • Phân đen
  • Có máu trong phân của bạn

Nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ về dạ dày cao hơn đối với những người:

  • Sử dụng NSAID thường xuyên
  • Có tiền sử loét dạ dày
  • Dùng thuốc chống đông hoặc corticosteroid
  • Người trên 65 tuổi

Bạn có thể giảm khả năng gặp phải các tác dụng phụ về dạ dày bằng cách dùng thuốc chống viêm với thức ăn, sữa hoặc thuốc kháng axit.

Nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ về đường tiêu hóa, bác sĩ của bạn có thể khuyến khích bạn chuyển sang một chất ức chế COX-2 chọn lọc như celecoxib (Celebrex). Chúng ít có khả năng gây kích ứng dạ dày hơn so với các thuốc kháng viêm không đặc hiệu.

4.2. Biến chứng tim của thuốc chống viêm không steroid

Dùng thuốc chống viêm không steroid làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý tim mạch, bao gồm:

Nguy cơ phát triển các tình trạng này tăng lên khi sử dụng thuốc chống viêm thường xuyên và liều lượng cao hơn.

Những người bị bệnh tim mạch có nhiều nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ liên quan đến tim khi dùng thuốc chống viêm không steroid.

4.3. Khi nào cần chăm sóc y tế

Ngừng dùng thuốc chống viêm không steroid ngay lập tức và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Ù tai
  • Mờ mắt
  • Phát ban, nổi mề đay và ngứa
  • Phù
  • Có máu trong nước tiểu hoặc phân của bạn
  • Nôn mửa và có máu trong chất nôn của bạn
  • Đau dạ dày nghiêm trọng
  • Đau ngực
  • Nhịp tim nhanh
  • Vàng da
nhịp tim tăng , tim nhanh nhịp
Khi xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay

5. Tương tác thuốc chống viêm không kê đơn

Thuốc chống viêm không steroid có thể tương tác với các loại thuốc khác. Một số loại thuốc trở nên kém hiệu quả hơn khi chúng tương tác với thuốc kháng viêm không steroid. Hai ví dụ điển hình là thuốc huyết áp và aspirin liều thấp (khi được sử dụng để chống đông).

Các kết hợp thuốc khác cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Thận trọng nếu bạn dùng các loại thuốc sau:

  • Warfarin: thuốc chống viêm không steroid thực sự có thể tăng cường tác dụng của warfarin (Coumadin), một loại thuốc dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị cục máu đông. Sự kết hợp có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều.
  • Cyclosporine: thuốc Cyclosporine (Neoral, Sandimmune) được sử dụng để điều trị viêm khớp hoặc viêm loét đại tràng (UC). Thuốc này cũng được kê cho những người đã cấy ghép nội tạng. Dùng thuốc Cyclosporine cùng với thuốc chống viêm không steroid có thể dẫn đến tổn thương thận.
  • Lithium: kết hợp thuốc chống viêm không steroid với thuốc ổn định tâm trạng lithium có thể dẫn đến tích tụ lithium gây nguy hiểm trong cơ thể bạn.
  • Aspirin liều thấp: dùng thuốc chống viêm không kê đơn với aspirin liều thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển loét dạ dày.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): chảy máu trong hệ tiêu hóa cũng có thể xảy ra nếu bạn dùng thuốc chống viêm không steroid với chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.
  • Thuốc lợi tiểu: thường không có vấn đề gì khi dùng thuốc chống viêm không steroid cùng với thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, bác sĩ của bạn nên theo dõi huyết áp cao và tổn thương thận trong khi bạn dùng cả hai loại thuốc này.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn cho trẻ em

Luôn kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng bất kỳ thuốc chống viêm không steroid nào. Liều dùng cho trẻ em dựa trên cân nặng, vì vậy hãy đọc biểu đồ liều lượng đi kèm với thuốc để xác định liều lượng cho trẻ.

Ibuprofen (Advil, Motrin, Midol) là là thuốc chống viêm không kê đơn được sử dụng phổ biến nhất ở trẻ em. Nó cũng là loại duy nhất được chấp thuận sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Trong khi đó Naproxen (Aleve, Naprosyn) có thể được dùng cho trẻ em trên 12 tuổi.

Mặc dù aspirin được chấp thuận sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi, nhưng trẻ em từ 17 tuổi trở xuống khi bị thủy đậu hoặc cúm nên tránh dùng aspirin và các sản phẩm có chứa aspirin.

Cho trẻ dùng aspirin có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, một tình trạng nghiêm trọng gây sưng phù ở gan và não.

Hội chứng Reye:

Các triệu chứng ban đầu của hội chứng Reye thường xảy ra trong quá trình hồi phục sau khi bị nhiễm virus, chẳng hạn như thủy đậu hoặc cúm. Tuy nhiên, một người cũng có thể phát triển hội chứng Reye từ 3 đến 5 ngày sau khi bắt đầu nhiễm trùng.

Các triệu chứng ban đầu ở trẻ em dưới 2 tuổi bao gồm tiêu chảy và thở nhanh. Các triệu chứng ban đầu ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên bao gồm nôn mửa và buồn ngủ bất thường.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của hội chứng Reye bao gồm:

  • Lú lẫn hoặc ảo giác
  • Hành vi hung hăng hoặc phi lý
  • Yếu hoặc tê liệt ở tay và chân
  • Co giật
  • Mất ý thức

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể là cứu cánh cho những người bị hội chứng Reye. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ rằng trẻ bị hội chứng Reye, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

7. Mẹo sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn

Để có được kết quả tốt nhất từ ​​việc điều trị bằng các loại thuốc chống viêm không kê đơn, bạn hãy làm theo các mẹo sau.

  • Đánh giá nhu cầu của bạn: một số loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) rất tốt để giảm đau nhưng không giúp giảm viêm. Các thuốc chống viêm không steroid có lẽ là lựa chọn tốt hơn cho bệnh viêm khớp và các tình trạng viêm khác.
  • Đọc kỹ hướng dẫn: một số sản phẩm không kê đơn kết hợp acetaminophen và thuốc chống viêm. Thuốc chống viêm không steroid có thể được tìm thấy trong một số loại thuốc cảm cúm. Hãy nhớ đọc danh sách thành phần của tất cả các loại thuốc không kê đơn để bạn biết lượng thuốc mà bạn đang dùng.

Dùng quá nhiều sản phẩm có cùng thành phần hoạt tính làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

  • Bảo quản thuốc đúng cách: thuốc chống viêm không kê đơn có thể mất tác dụng trước ngày hết hạn nếu bạn bảo quản chúng ở nơi nóng ẩm, chẳng hạn như tủ thuốc trong phòng tắm. Để giữ được lâu, hãy để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Uống đúng liều lượng: khi dùng thuốc chống viêm không kê đơn, bạn hãy nhớ đọc và làm theo hướng dẫn. Các sản phẩm khác nhau về hàm lượng, vì vậy hãy đảm bảo bạn dùng đúng liều lượng mỗi lần.
Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?
Người bệnh nên uống thuốc chống viêm không kê đơn đúng liều và đúng cách

8. Khi nào cần tránh sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn

Thuốc chống viêm không steroid không phải là một ý tưởng hay cho tất cả mọi người. Trước khi dùng những loại thuốc này, hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có hoặc đã mắc phải một trong số các tình trạng sau:

  • Phản ứng dị ứng với aspirin hoặc một loại thuốc giảm đau khác.
  • Bệnh máu
  • Chảy máu dạ dày, loét dạ dày tá tràng hoặc các vấn đề về đường ruột
  • Huyết áp cao hoặc bệnh tim
  • Bệnh gan hoặc thận
  • Bệnh tiểu đường khó kiểm soát
  • Tiền sử đột quỵ hoặc đau tim

Tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ của bạn nếu bạn trên 65 tuổi và dự định dùng thuốc chống viêm không steroid.

Nếu bạn đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn trước khi dùng thuống chống viêm không steroid. Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng thuốc chống viêm không steroid sớm trong thai kỳ của bạn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian ba tháng cuối của thai kỳ. Chúng có thể khiến mạch máu trong tim của em bé bị đóng sớm.

Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ của bạn về sự an toàn của việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid nếu bạn tiêu thụ đồ uống có cồn mỗi ngày hoặc nếu bạn dùng thuốc làm chống đông.

Thuốc chống viêm không steroid có thể rất tốt để giảm đau do viêm gây ra và nhiều loại thuốc này có bán tại quầy thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc chống viêm không kê đơn này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

197.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan