Thuốc fosamax plus – Thành phần, công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử sử dụng

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Thuốc Fosamax được chỉ định điều trị loãng xương ở nam giới và loãng xương sau mãn kinh ở nữ kinh để phòng ngừa gãy xương và để giúp đảm bảo đủ vitamin D.

1. Thành phần, công dụng, chỉ định của thuốc Fosamax Plus

  • Thành phần

Mỗi viên nén chứa:

  • 91,37 mg natri alendronate trihydrate, tương đương với alendronic acid 70mg.
  • 70 mcg cholecalciferol tương đương 2800 đơn vị Vitamin D3 (đối với viên Fosamax Plus 70mg/2800IU)

hoặc 140 mcg cholecalciferol tương đương 5600 đơn vị Vitamin D3 (đối với viên Fosamax Plus 70mg/5600 IU)

  • Công dụng
  • Natri alendronat

Natri alendronate là một bisphosphonate, ức chế mạnh và đặc hiệu sự tiêu xương qua trung gian hủy cốt bào. Bisphosphonate là những chất tổng hợp tương tự pyrophosphate được liên kết với hydroxyapatite có trong xương.

  • Colecalciferol

Cholecalciferol (vitamin D3) là một secosterol, là tiền chất tự nhiên của hormon calcitriol điều hòa canxi (1,25-dihydroxyvitamin D3).

  • Chỉ định

Điều trị loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ có nguy cơ thiếu vitamin D. (Fosamax Plus giảm nguy cơ gãy xương cột sống và xương hông).

Điều trị loãng xương ở nam giới để phòng ngừa gãy xương và để giúp đảm bảo đủ vitamin D.

loãng xương
Thuốc được chỉ định để điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh

2. Liều dùng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Fosamax

  • Liều dùng

Liều khuyến cáo là 1 viên Fosamax Plus 70mg/2800IU hoặc 1 viên Fosamax Plus 70mg/5600IU một lần mỗi tuần. Với phần lớn bệnh nhân loãng xương, liều phù hợp là 1 viên Fosamax Plus 70mg/5600IU một lần mỗi tuần.

Thời gian dùng thuốc tối ưu trong bao lâu chưa được xác định rõ. Tất cả các bệnh nhân dùng liệu pháp bisphosphonat nên cần sử dụng liên tục và đánh giá lại định kỳ.

  • Cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Uống thuốc trước khi ăn, uống hoặc dùng thuốc khác lần đầu trong ngày ít nhất là 30 phút, uống với nước đun sôi để nguội. Các đồ uống khác (kể cả nước khoáng), thức ăn và một số thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của alendronat.

Để đưa thuốc xuống dạ dày dễ dàng nhằm giảm khả năng kích ứng thực quản, cần tuân thủ những chỉ dẫn sau:

  • Uống thuốc với một cốc nước đầy (từ 200 mL trở lên) vào lúc mới ngủ dậy trong ngày.
  • Người bệnh không được nằm cho đến sau khi ăn bữa ăn đầu trong ngày và bữa ăn này phải sau khi uống thuốc Fosamax Plus ít nhất 30 phút.
  • Bệnh nhân không được nhai hoặc để viên thuốc tan trong miệng vì nguy cơ gây loét hầu họng.

3. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng Fosamax Plus

Rất thường gặp (≥ 1/10)

  • Đau xương, cơ, khớp, đôi khi nặng.
bệnh đau khớp khuỷu tay
Người bệnh sử dụng thuốc fosamax plus thường xuyên gặp tình trạng đau xương, cơ khớp

Thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10)

  • Đau bụng, khó tiêu, loét thực quản, khó nuốt, chướng bụng, ợ chua.

+ Đau đầu, chóng mặt.

+ Rụng tóc, ngứa.

+ Suy nhược.

+ Phù ngoại biên.

Ít gặp (≥ 1/1000 đến < 1/100)

  • Rối loạn vị giác.
  • Viêm mắt (viêm màng bồ đào, viêm củng mạc, viêm thượng củng mạc).
  • Buồn nôn, nôn, viêm dạ dày, viêm thực quản, mòn thực quản, đi ngoài phân đen.
  • Phát ban, ban đỏ.
  • Các triệu chứng thoáng qua (đau cơ, khó chịu, hiếm khi sốt), điển hình lúc bắt đầu điều trị.

Hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/100)

  • Các phản ứng quá mẫn bao gồm mày đay và phù mạch.
  • Hạ canxi máu.
  • Hẹp thực quản, loét hầu họng, các chảy máu loét ở đường tiêu hóa trên.
  • Phát ban nhạy cảm với ánh sáng, các phản ứng da nghiêm trọng bao gồm Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc.
  • Hoại tử xương hàm, gãy dưới mấu chuyển và thân xương đùi.

Rất hiếm gặp (< 1/10.000)

  • Hoại tử ống tai ngoài (chủ yếu liên quan đến điều trị lâu dài).

4. Thuốc Bonviva có được sử dụng ở phụ nữ mang thai và cho con bú không?

Không có hoặc có hạn chế dữ liệu về việc sử dụng alendronate ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính sinh sản. Dùng alendronat ở chuột đang mang thai gây đẻ khó liên quan đến hạ canxi máu. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra liều cao vitamin D gây tăng canxi huyết và độc tính sinh sản.

Uống kháng sinh điều trị cảm viêm họng khi mang thai 5 tuần có sao không?
Không nên sử dụng Fosamax Plus cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Chưa biết alendronate/chất chuyển hóa của nó có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Không thể loại trừ nguy cơ đối với trẻ sơ sinh/trẻ em. Colecalciferol và một số chất chuyển hóa có hoạt tính của nó đi vào sữa mẹ.

Không nên dùng Fosamax Plus cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

5. Một số lưu ý khác

  • Xử trí khi quá liều

Uống quá liều có thể gây giảm canxi huyết, giảm phosphat huyết, xuất hiện các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa trên như rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, viêm thực quản, viêm hoặc loét dạ dày. Cần cho uống sữa hoặc thuốc kháng acid để kết hợp với alendronate. Do nguy cơ kích ứng thực quản, không được gây nôn và người bệnh cần ở tư thế hoàn toàn thẳng đứng.

  • Chống chỉ định
  • Các dị thường của thực quản dẫn đến chậm làm rỗng thực quản như hẹp hoặc co thắt cơ vòng thực quản.
  • Không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút.
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này.
  • Giảm canxi huyết.
  • Thận trọng
  • Người đang có vấn đề về bệnh tiêu hóa như khó nuốt, bệnh thực quản, viêm loét dạ dày-tá tràng hoặc có tiền sử loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Người bệnh ung thư, hóa trị, xạ trị, dùng corticoid, thuốc ức chế hình thành mạch, hút thuốc lá, bệnh nha chu, thủ thuật nha khoa xâm lấn.
  • Người bệnh suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 35ml/phút).
  • Người bệnh bạch hầu, u lympho bào, bệnh sarcoid.
  • Người không dung nạp fructose, galactose.
  • Người dưới 18 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

136.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan