Thuốc Zolpimist: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ là tình trạng rất hay gặp. Bên cạnh việc thay đổi lối sống, thói quen để cải thiện giấc ngủ thì có thể cần phải sử dụng các thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ. Một trong số đó là thuốc Zolpimist dạng xịt dưới lưỡi. Vậy cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc Zolpimist?

1. Thuốc Zolpimist là thuốc gì?

Zolpidem là thuốc điều trị một số rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ) ở người lớn. Thuốc có tên thương mại là thuốc Zolpimist và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thuốc Zolpimist sẽ giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn.

Zolpidem là hoạt chất thuộc nhóm thuốc an thần, thuốc hoạt động bằng hiệu ứng làm dịu não bộ của người dùng.

2. Cách sử dụng thuốc Zolpimist

Người dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc do dược sĩ cung cấp trước khi bạn bắt đầu sử dụng zolpidem. Sử dụng thuốc Zolpimist theo hướng dẫn nếu đây là lần đầu tiên sử dụng hoặc đã không sử dụng thuốc này trong ít nhất 14 ngày. Thuốc Zolpimist được bào chế ở dạng xịt, do đó khi sử dụng người dùng hãy tránh những người xung quanh.

Xịt thuốc Zolpimist vào miệng qua lưỡi theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường một lần mỗi đêm. Vì zolpidem có tác dụng nhanh nên hãy sử dụng nó ngay trước khi đi ngủ. Lưu ý cần sử dụng Zolpimist khi bụng đói, không xịt thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn vì sẽ làm mất đi tác dụng nhanh của thuốc.

Không xịt thuốc Zolpimist nếu người dùng không có đủ thời gian để giấc ngủ kéo dài ít nhất từ ​​7 đến 8 giờ. Nếu phải thức dậy đột ngột, người dùng có thể bị mất trí nhớ và gặp khó khăn/không an toàn khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi sự tỉnh táo, chẳng hạn như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Liều dùng của Zolpidem tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, các loại thuốc khác đang dùng và mức độ đáp ứng thuốc của từng người. Người dùng không tự ý tăng liều Zolpidem, sử dụng nhiều lần trong ngày hoặc dùng lâu hơn so với quy định.

Liều tối đa của thuốc Zolpimist là 10 mg/ngày. Riêng đối với phụ nữ liều lượng thuốc được chỉ định thường thấp hơn vì khả năng đào thải thuốc sẽ chậm hơn so với nam giới. Người lớn tuổi cần sử dụng thuốc Zolpimist ở liều thấp để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

Nếu đột ngột ngừng sử dụng thuốc Zolpimist, người dùng có thể có các triệu chứng cai nghiện (như buồn nôn, nôn ói, đỏ bừng, co thắt dạ dày, lo lắng, run rẩy), để ngăn ngừa tình trạng này, bác sĩ cần phải giảm liều sử dụng từ từ. Nguy cơ xảy ra hội chứng cai thuốc cao hơn nếu người dùng đã sử dụng zolpidem trong một thời gian dài hoặc với liều lượng cao.

Mặc dù thuốc Zolpimist mang lại lợi ích cho nhiều người, nhưng đôi khi nó lại có thể gây nghiện. Nguy cơ nghiện thuốc Zolpidem tăng lên nếu người dùng từng bị rối loạn sử dụng chất kích thích (như lạm dụng hoặc nghiện ma túy/rượu). Do đó, cần sử dụng thuốc Zolpimist đúng theo quy định để giảm nguy cơ nghiện.

Khi sử dụng Zolpimist trong một thời gian dài, các tác dụng của thuốc có thể giảm hoặc mất đi, cần nói chuyện với bác sĩ nếu thuốc không còn hoạt động tốt.

Thông báo cho bác sĩ điều trị nếu tình trạng mất ngủ vẫn tồn tại sau 7 đến 10 ngày dùng thuốc Zolpidem hoặc có xu hướng xấu đi.

Người bệnh có thể khó ngủ trong vài đêm đầu tiên sau khi ngừng sử dụng thuốc Zolpimist. Hiện tượng này gọi là chứng mất ngủ hồi phục và hoàn toàn bình thường, sẽ tự hết sau 1-2 đêm. Trường hợp tác dụng này vẫn tiếp diễn, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ.

Thuốc Zolpimist
Thuốc Zolpimist được bào chế ở dạng xịt

3. Phản ứng phụ của thuốc Zolpimist

Chóng mặt là tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng Zolpidem. Nếu chóng mặt kéo dài hoặc trầm trọng hơn, người dùng hãy báo cho bác sĩ ngay.

Thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh hay bị buồn ngủ vào ban ngày, khi đó liều lượng thuốc Zolpimist có thể cần được điều chỉnh lại.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng ít gặp khác của Zolpidem, bao gồm:

  • Mất trí nhớ;
  • Thay đổi tâm thần/hành vi (trầm cảm mới/trầm trọng hơn, suy nghĩ bất thường, ý muốn tự tử, xuất hiện ảo giác, lú lẫn, kích động, có hành vi hung hăng, cảm giác lo lắng).

Bài viết không đề cập đến danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc Zolpimist, nếu nhận thấy các tác dụng không mong muốn khác, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Zolpimist

Sau khi dùng loại zolpidem, mọi người không nên rời khỏi giường và lái xe vì lúc này trạng thái của bệnh nhân không hoàn toàn tỉnh táo (buồn ngủ). Bệnh nhân có thể bị mộng du, đột ngột đi chuẩn bị ăn thức, gọi điện thoại cho ai đó hoặc quan hệ tình dục khi chưa hoàn toàn tỉnh táo. Thông thường, người dùng zolpidem sẽ không nhớ những sự kiện này.

Tuy nhiên, vấn đề này có thể là một tình trạng rất nguy hiểm (có thể gây tử vong) cho bản thân người dùng thuốc zolpidem hoặc cho những người khác. Nếu phát hiện người bệnh thực hiện bất kỳ hành vi nào bất thường sau khi dùng zolpidem, hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức. Không nên tự ý sử dụng zolpidem hoặc các loại thuốc tương tự (như eszopiclone, zaleplon) nếu có phản ứng bất thường khi dùng thuốc.

Trước khi sử dụng zolpidem, hãy cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân bị dị ứng với hoạt chất này hoặc nếu có bất kỳ dị ứng nào khác. Thuốc Zolpimist có thể chứa các thành phần không hoạt động, các tá dược, có thể gây ra phản ứng dị ứng không mong muốn.

Trước khi sử dụng thuốc Zolpimist, bệnh nhân hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh tật, đặc biệt là: bệnh thận, bệnh gan, các vấn đề về tâm thần, tiền sử cá nhân hoặc gia đình về rối loạn sử dụng chất gây nghiện, tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị mộng du, các vấn đề về phổi, một bệnh cơ nhất định (bệnh nhược cơ).

Tác dụng của thuốc Zolpimist có thể kéo dài ngay cả khi người dùng thức dậy vào ngày hôm sau. Nếu bệnh nhân không ngủ được từ 7 - 8 giờ hoặc dùng các loại thuốc khác gây buồn ngủ hay do cơ địa nhạy cảm với thuốc Zolpimist, khi đó người dùng có thể cảm thấy tỉnh táo nhưng không thể suy nghĩ đủ sáng suốt để lái xe. Bên cạnh đó người dùng thuốc Zolpimist cũng có thể bị chóng mặt hoặc nhìn mờ, nhìn đôi. Vì vậy cần chờ ít nhất 8 giờ sau khi dùng thuốc Zolpimist trước khi lái xe. Không lái xe, sử dụng máy móc, làm việc đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi người dùng thuốc Zolpimist có thể đảm bảo an toàn.

Trẻ em thường là đối tượng nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Zolpimist, đặc biệt là chóng mặt và ảo giác. Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Zolpimist, đặc biệt là chóng mặt, lú lẫn, loạng choạng và buồn ngủ quá mức, từ đó làm tăng nguy cơ té ngã.

Trong thời kỳ mang thai, zolpidem chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết vì những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ đã sử dụng thuốc Zolpimist vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể bị buồn ngủ bất thường, khó thở, chân tay bất thường hoặc các triệu chứng cai nghiện khác. Thai phụ cần thảo luận về những rủi ro và lợi ích của thuốc Zolpimist với bác sĩ chuyên khoa.

Một lượng nhỏ thuốc zolpidem có thể đi vào sữa mẹ và gây ra những ảnh hưởng không mong muốn trên trẻ sơ sinh (khiến trẻ buồn ngủ bất thường, khó thở hoặc yếu ớt). Cần nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu phụ huynh nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên xảy ra ở trẻ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên hút và vắt bỏ sữa mẹ trong khi điều trị và trong 23 giờ sau khi uống zolpidem để giảm nguy cơ mắc những tác dụng này ở trẻ sơ sinh hay không. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng zolpidem cho phụ nữ đang cho con bú.

Thuốc Zolpimist
Thuốc Zolpimist có thể tương tác với một số loại thuốc khác

5. Tương tác của thuốc Zolpimist

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Zolpimist hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một sản phẩm có thể tương tác với thuốc Zolpimist là: natri oxybate.

Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến việc loại bỏ zolpidem khỏi cơ thể của bệnh nhân, điều này có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của thuốc Zolpimist bao gồm: thuốc chống nấm azole (như ketoconazole), rifampin...

Nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng (thở chậm, thở nông, buồn ngủ nghiêm trọng, chóng mặt) có thể tăng lên nếu thuốc Zolpimist được dùng chung với các sản phẩm gây buồn ngủ như:

  • Thuốc giảm đau opioid (codeine, hydrocodone);
  • Rượu;
  • Thuốc ngủ hoặc thuốc chống lo âu (như alprazolam, lorazepam, zopiclone);
  • Thuốc giãn cơ (như carisoprodol, cyclobenzaprine);
  • Thuốc kháng histamin (như cetirizine, diphenhydramine).

Kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng (như các sản phẩm dị ứng, ho và cảm lạnh) vì có thể chứa các thành phần gây buồn ngủ tương tự tác dụng của thuốc Zolpimist.

Các triệu chứng của quá liều thuốc Zolpimist có thể bao gồm: thở chậm hoặc ngủ sâu, không thể bị đánh thức.

Khi bạn già đi, thói quen ngủ của bạn có thể thay đổi một cách tự nhiên và giấc ngủ có thể bị gián đoạn nhiều lần trong đêm, khi đó tốt nhất cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ để biết cách cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng thuốc, chẳng hạn như tránh xa caffeine và rượu vào thời điểm gần giờ đi ngủ, tránh ngủ trưa vào ban ngày quá lâu và tập thói quen đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.

Nếu bỏ lỡ một liều thuốc Zolpimist, người bệnh không sử dụng thuốc nếu không có thời gian để ngủ từ 7 đến 8 giờ sau đó.

Bảo quản thuốc Zolpimist thẳng đứng ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt, không đóng băng và tránh xa trẻ em, vật nuôi. Không xả thuốc Zolpimist xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống khi đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Việc nắm rõ thông tin về thuốc Zolpimist trước khi sử dụng luôn mang đến hiệu quả tích cực cũng như hạn chế rủi ro cho bệnh nhân. Nếu có bất cứ thắc mắc, khách hàng có thể gửi câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được những tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

720 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan