Đắng miệng khi ngủ dậy kèm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em có triệu chứng: sáng ngủ dậy thì bị đắng miệng và có chất màu vàng trong miệng, trong người có lúc cảm giác bồn chồn và run người. Em bị sụt cân, có đau bụng trên rốn. Em có đi khám nội soi thì được chẩn đoán viêm hang vị dạ dày nhưng uống thuốc không giảm nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đắng miệng khi ngủ dậy kèm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì? Cám ơn bác sĩ.

Bùi Thanh Nhàn (1991)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa - Gan mật - Đơn nguyên Nội tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đắng miệng khi ngủ dậy kèm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì? ”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Dựa trên thông tin mô tả, bác sĩ cho rằng có khả năng bạn bị Trào ngược dạ dày - thực quản. Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

  • Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...
  • Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, nếu điều trị không đỡ, bạn nên tái khám để được tư vấn kỹ hơn và được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về đắng miệng khi ngủ dậy, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tenamydgel
    Công dụng thuốc Tenamydgel

    Thuốc Tenamydgel có thành phần chính là Nhôm oxyd, Magnesi hydroxyd, Simethicon. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn, cũng như tránh được các tác dụng phụ, người dùng ...

    Đọc thêm
  • Esomeptab 20mg
    Công dụng thuốc Esomeptab 20mg

    Thuốc Esomeptab 20mg có thành phần chính là Esomeprazol sử dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng thuốc Esomeptab 20mg qua bài viết dưới đây

    Đọc thêm
  • malosic
    Công dụng thuốc Malosic

    Malosic thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa sử dụng để điều trị các bệnh phổ biến như viêm loét dạ dày tá tràng, các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày... Bên cạnh các công dụng hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • nenvofam
    Công dụng thuốc Nenvofam 20mg

    Nenvofam là thuốc tác dụng lên đường tiêu hóa thường được chỉ định trong các bệnh lý tăng tiết acid ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản,...

    Đọc thêm
  • ulsotac
    Công dụng thuốc Ulsotac

    Ulsotac thuộc danh mục thuốc đường tiêu hóa, dạng bào chế viên nén bao tan trong ruột. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Ulsotac sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác ...

    Đọc thêm