Những điều đáng ngạc nhiên dẫn đến bệnh tim

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Hầu hết chúng ta đều biết nguyên nhân gây ra bệnh tim là do mắc các bệnh lý liên quan hoặc bị bẩm sinh ngay khi chào đời. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến bị bệnh tim mà bạn không ngờ tới.

1. Ô tô, máy bay và tàu

Khoảng 50 decibel là mức âm lượng giữa tiếng ồn của tủ lạnh và trò chuyện thông thường hay tiếng ồn giao thông, với mức âm lượng này đã có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và dẫn đến suy tim. Với mỗi lần tăng khoảng 10 decibel, thì tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ sẽ còn tăng cao hơn nữa. Các nhà khoa học cho rằng bệnh lý tim mạch có liên quan chặt chẽ đến tiếng ồn do cơ thể phản ứng với cảm giác bị căng thẳng khi nghe thấy tiếng ồn.

2. Đau nửa đầu

Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao đau nửa đầu có liên quan đến bệnh lý tim mạch, tuy nhiên các nhà khoa học chắc chắn rằng bạn có nhiều khả năng bị đột quỵ, đau ngực và đau tim khi bạn bị đau nửa đầu, đặc biệt là đau nửa đầu có auras. Và nếu bệnh tim di truyền theo gia đình hoặc bạn có vấn đề về tim hoặc đột quỵ, bạn có thể không muốn dùng một loại thuốc được gọi là triptans để điều trị cho chứng đau nửa đầu do thuốc này làm hẹp các mạch máu.

3. Trẻ em

Bố mẹ có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn và nguy cơ tăng nhẹ sau mỗi lần có thêm một trẻ và nguy cơ này có tỷ lệ ngang nhau ở bố và mẹ. Ngoài ra, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên trước 12 tuổi hoặc mãn kinh trước 47 tuổi cũng có nhiều khả năng bị đột quỵ và bệnh tim mạch. Nguy cơ của phụ nữ cũng tăng lên nếu cô ấy bị sẩy thai hoặc phải cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung.

4. Có chiều cao thấp

Cứ thấp hơn 6,35 cm so với chiều cao trung bình thì sẽ tăng khoảng 8% khả năng mắc bệnh tim. Người có chiều cao thấp thường có xu hướng có mức cholesterol và chất béo trung tính cao hơn. Ngoài ra, cũng có thể do chiều cao thấp nên dẫn thực hiện lối sống kém lành mạnh hơn.

chiều cao thấp
Chiều cao hạn chế có xu hướng mắc bệnh tim cao hơn người bình thường

5. Cô đơn

Có ít bạn bè hoặc không hài lòng với các mối quan hệ xung quanh cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ tương tự như hút thuốc lá. Cảm giác đơn độc liên quan đến huyết áp cao và các tác động bất lợi khác của căng thẳng. Vì vậy, tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động tập thể vừa giúp tăng cường thể lực và cải thiện các mối quan hệ xã hội tốt hơn, để từ đó ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

6. Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Mặc dù các loại thuốc kích thích như dextroamphetamine và methylphenidate có thể giúp người bệnh tập trung, nhưng chúng cũng có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Theo thời gian, các tác dụng phụ này có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Do đó, người bệnh cần thảo luận kỹ với bác sĩ để cân nhắc kỹ về lợi ích của các loại thuốc ADHD có cao hơn nguy cơ dẫn đến bệnh tim hay không.

7. Thời gian việc kéo dài

Người làm việc ít nhất 55 giờ/tuần bị bệnh tim cao hơn những người làm việc từ 35-40 giờ/tuần. Bệnh tim là hệ quả của việc khi làm việc kéo dài sẽ dẫn đến căng thẳng nhiều hơn, ngồi nhiều hơn và thậm chí có thể uống nhiều rượu hơn. Do quá bận nên bạn có thể phớt lờ các triệu chứng của bệnh lý và không đi khám.

8. Bệnh nha chu

Vi khuẩn ở miệng gây ra bệnh nha chu có thể xâm nhập vào máu và gây viêm trong lòng niêm mạc động mạch, đây là môi trường thuận lợi cho mỡ bám lại trên thành mạch để tạo ra mảng mỡ và cuối cùng gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc điều trị bệnh nha chu có thể làm giảm mức độ của dấu hiệu viêm được gọi là protein phản ứng C có trong máu của bạn. Các bác sĩ sử dụng chỉ số này kết hợp với nồng độ cholesterol để tiên lượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như cơn đau tim.

9. Tuổi thơ không êm đẹp

Khi còn nhỏ, bạn bị bạo lực, bắt nạt và lạm dụng, kể cả nhìn thấy người khác bị bạo hành cũng đều có liên quan đến bệnh huyết áp cao, béo phìtiểu đường type 2 khi trưởng thành. Và những vấn đề sức khỏe này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Những căng thẳng liên tục trong cuộc sống ở giai đoạn sớm này có thể thay đổi cách cơ thể hoạt động và bản thân bạn cũng có thể đối phó lại với các hoàn cảnh này bằng những cách không lành mạnh như cảm giác không an toàn khi trưởng thành.

tuổi thơ không êm đẹp
Tuổi thơ không êm đẹp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

10. Bị bệnh cúm

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người tử vong tại bệnh viện do đau tim phần lớn hơn một năm trước đều bị bệnh cúm. Các bác sĩ chưa lý giải được cơ chế của bệnh cúm dẫn đến đau tim, có thể do khi cơ thể chống lại nhiễm trùng, máu dễ bị dính lại và dễ đông hơn.

11. Dễ nóng giận

Bạn có khả năng bị đau tim gần gấp năm lần sau khi bạn tức giận. Trong 2 giờ sau khi cơn thịnh nộ bùng phát, nguy cơ đột quỵ hoặc nhịp tim cũng tăng theo. Bạn không thể tránh được các cơn tức giận hoặc không kiểm soát được những gì khiến bạn tức giận, vì vậy hãy tìm cách giải quyết cơn giận của bạn ngay lúc đó. Nếu cơn tức giận thường xuyên xảy ra, hãy xem xét tham gia khoa học quản lý tức giận hoặc sử dụng các liệu pháp khác để giảm nguy cơ bệnh tim.

Để xác định được tình trạng, mức độ suy tim, nguyên nhân và các bệnh lý tim mạch đi kèm, bệnh nhân nên đến các Trung tâm, Bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai các gói khám Tim mạch chuyên sâu. Khi sử dụng các gói dịch vụ này, khách hàng sẽ được thăm khám chuyên khoa từ các bác sĩ chuyên gia Tim mạch, giúp bệnh nhân phát hiện sớm được bệnh lý và đưa ra phương án phòng ngừa biến chứng hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

334 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan