Bị đau nhức xương khớp toàn thân, phải làm sao?

Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng mà hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Cảm giác ê ẩm mình mẩy, đau mỏi người, mệt mỏi, không còn sức lực khiến bạn chỉ muốn nằm trên giường để nghỉ ngơi. Vậy đau nhức xương toàn thân phải làm sao?

1. Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp toàn thân là đau cùng lúc nhiều vị trí gân, cơ, xương hoặc khớp. Người bệnh có thể cảm thấy chỗ nào cũng đau khi bị sờ nắn, khi vận động, hoặc có những vùng đau cụ thể như cổ, vai, lưng, đùi, bắp tay, bắp chân, cổ tay, cổ chân. Đôi khi, đó chỉ là cảm giác mệt mỏi, uể oải, nặng nề khắp người mà người ta cho đó là đau nhức xương khớp toàn thân. Đây là tình trạng lớp sụn và xương dưới sụn bị bào mòn và tổn thương theo thời gian Ngoài ra, các triệu chứng đau mỏi còn kéo theo mất ngủ, ngủ kém không sâu giấc, đau đầu, chóng mặt, chán ăn, đau ngực, khó thở, khó nuốt, ...

Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân. Hãy cùng bác sĩ tham khảo bài viết dưới đây.

2. Nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức xương khớp toàn thân

Một số nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp toàn thân là:

  • Đau mỏi xương khớp toàn thân do covid
  • Mất nước, rối loạn điện giải
  • Mất ngủ
  • Cảm cúm
  • Thiếu máu
  • Hạ canxi huyết
  • Viêm phổi
  • Đau xơ cơ
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Viêm khớp
  • Lupus ban đỏ
  • Viêm đa cơ
  • Căng thẳng

Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân phổ biến ở các vị trí như: cổ, vai, lưng hoặc tay chân.

2.1 Đau mỏi vùng cổ vai gáy

Bạn có thể cảm thấy đau âm ỉ hay căng cứng cơ ở vùng cột sống cổ. Đi kèm đó là những cơn đau lan ra các vị trí khác như vùng sau gáy, vùng thái dương hoặc cơn đau lan xuống vai, tay và khiến bạn đau mỏi, ê ẩm khắp người. Cơn đau này còn thường kéo theo hạn chế vận động vùng cổ, làm bạn khó vận động xoay, nghiêng đầu, nhất là khi giữ lâu một tư thế.

Nguyên nhân dẫn đến đau vùng cổ hay gặp:

  • Thời tiết lạnh hoặc ngồi phòng điều hoà lạnh khiến cơ bắp và các khớp xương co rút nhiều hơn, đồng thời khi co rút sẽ gây chèn ép mạch máu vùng cổ lưu thông kém, từ đó gây đau mỏi vai cổ gáy.
  • Khi ngủ có thể do bạn gối đầu quá cao hoặc nằm quá lâu ở một tư thế.
  • Khi bạn ngồi trước màn hình máy tính, tivi quá lâu mà không vận động.
  • Tập luyện thể thao gắng sức hay lao động không đúng tư thế, không khởi động kỹ trước khi vận động hoặc trước khi tập.
  • Gội đầu, tắm khuya thường xuyên vào ban đêm làm giảm lượng oxy cung cấp cho các mạch máu.
  • Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau mỏi cổ vai gáy còn có thể do tình trạng trầm cảm, lo lắng, thoái hóa cột sống lâu ngày, chèn ép rễ, dây thần kinh, tổn thương đĩa đệm, đốt sống sau chấn thương hoặc một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, ung thư...

2.2. Đau mỏi vùng cánh tay

Đau mỏi cánh tay là hiện tượng đau mỏi cơ bắp tay, cổ tay và ảnh hưởng đến vận động của cánh tay. Tình trạng này thường gặp ở mọi lứa tuổi và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi đau khắp người.

Nguyên nhân gây đau mỏi tay hay gặp:

  • Do tư thế nằm ngủ gối đầu lên cánh tay làm cho cánh tay bị đè nén khiến cơ và mạch máu bị chèn ép lâu và dẫn đến máu lưu thông kém.
  • Do tham gia thể thao gắng sức hoặc vận động cánh tay chưa đúng kỹ thuật.
  • Do cơ thể thiếu canxi – vitamin D và dễ bị chuột rút. Hay gặp ở người già, người béo phì ít vận động.
  • Do có tiền sử bệnh về cơ xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương...có thể bị đau mỏi tay, đau mỏi xương khớp.
  • Do chấn thương, va chạm mạnh ở tay khiến máu tích tụ, bầm tím ngày càng nhiều gây ra hiện tượng đau nhức.
  • Do người bệnh bị biến chứng đái tháo đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, các bệnh về gan và thận.

Bạn hãy đến bệnh viện hay trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đau nhức mỏi tê tay kéo dài để được tư vấn và điều trị kịp thời.

2.3. Đau mỏi lưng

Đau lưng là tình trạng hay gặp ở đối tượng trung niên và người già. Đau lưng khiến bạn cảm thấy khó chịu và đặc biệt là gặp rất nhiều khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày.

Những nguyên nhân gây ra đau lưng: Do chấn thương, bong gân, làm việc sai tư thế, trật vẹo trong vùng thắt lưng, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, tổn thương đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng, thoái hóa khớp cột sống, tổn thương khớp cùng chậu, thoái hóa các đốt sống, hẹp ống sống, cong vẹo cột sống... gây ra tình trạng đau lưng.

Yếu tố nguy cơ: Người nằm trong các trường hợp dưới đây khả năng dễ bị đau lưng hơn những người khác: Những người bị béo phì do thừa cân có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm, cơ và khớp ở lưng và khiến lưng bị đau. Người ít hoạt động thể chất, ngồi một chỗ quá lâu trong ngày do công việc. Người có tiền sử mắc các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống, ung thư xương,....Người có thói quen hút thuốc lá bởi khi hút thuốc lá khiến cơ thể không dung nạp được nhiều chất dinh dưỡng cho đĩa đệm ở lưng và gia tăng nguy cơ bị đau lưng.

2.4. Đau mỏi vùng chi dưới

Trong các vấn đề liên quan đến tự nhiên đau xương khớp toàn thân thì đau nhức mỏi chi dưới cũng phổ biến và hay gặp. Tình trạng này cũng thường xảy ra tại các vị trí ở khớp háng, khớp gối, khớp cổ bàn ngón chân. Và đối tượng hay gặp là những người ít vận động và những người già có vấn đề về xương khớp.

Đau xương khớp vùng chi dưới khiến bắp đùi và cơ vùng bắp chân có cảm giác đau, mỏi, tê nhức và đôi khi là chuột rút. Mặc dù đau nhức xương khớp vùng chi dưới đơn thuần không nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, chạy nhảy hay tập luyện thể thao.

Nguyên nhân khiến bạn đau nhức xương khớp chi dưới: Do cơ thể thiếu canxi và vitamin D dẫn đến tình trạng loãng xương và đau mỏi xương khớp tay chân. Một số bệnh lý về cơ xương khớp gây ra đau nhức xương khớp vùng chi dưới như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, biến chứng đái tháo đường... Khi tuổi ngày càng cao, xương khớp dần bắt đầu lão hóa, collagen thiếu hụt, nhiều vấn đề xương khớp có thể xảy ra và gây ra hiện tượng đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh cũng thường xuyên bị đau mỏi xương khớp vùng chi dưới do quá trình mang thai ảnh hưởng đến khớp chậu hông, quá trình sau sinh chăm em bé đều khiến cho người mẹ bị đau mỏi xương khớp chi dưới cũng như toàn thân. Tình trạng thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể dồn vào các khớp gối, khớp bàn chân nên dễ khiến bạn đau nhức chi dưới.

Khi xuất hiện những triệu chứng đau nhức xương khớp chi dưới: nhức mỏi bắp chân, đùi, bàn chân bị tê... bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, duỗi thẳng chân ra và xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau và các mạch máu được lưu thông dễ dàng hơn.

3. Phương pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp toàn thân

Đau nhức xương khớp toàn thân lâu ngày, kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần được điều trị sớm.

Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng sức khỏe của bạn. Về cơ bản, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn một số phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc tây trong điều trị đau nhức xương khớp: giãn cơ, giảm đau, chống viêm, tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng.
  • Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
  • Sử dụng thuốc đông y và các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền; Châm cứu, cấy chỉ, giác hơi, hỏa long cứu, xoa bóp bấm huyệt,.,....
  • Hóa trị, xạ trị trong các bệnh lý ung thư
  • Phẫu thuật
  • Giảm đau tại nhà

Để lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp bạn cần đi khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên gia cơ xương khớp, tránh tự ý dùng thuốc sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

4. Phòng tránh đau nhức xương khớp toàn thân bằng cách nào!?

Nếu biết cách phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân bạn sẽ có thể ngăn chặn được các cơn đau mỏi cơ, hạn chế vận động xương khớp xuất hiện. Bạn nên:

  • Nên vận động đúng kỹ thuật, khởi động kỹ trước khi tập thể dục và nên tập thể dục ở mức độ vừa phải phù hợp với sức khỏe, không gồng sức.
  • Nên tắm nước ấm để cơ thể được thư giãn toàn bộ.
  • Nên bổ sung canxi, tăng cường sức đề kháng, dinh dưỡng, vitamin D cho cơ thể.
  • Nên Massage vùng cổ, vai, lưng, tay và chân sau những hoạt động thể thao hoặc sau giờ làm việc.
  • Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân đối. Uống đủ nước cơ thể cần.
  • Nên tránh căng thẳng lo lắng kéo dài và nên ngủ đủ giấc.
  • Nên tránh các thói quen và tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là những thông tin hữu ích về đau nhức xương khớp toàn thân. Hy vọng với những kiến thức trên bạn có thể hiểu rõ về nguyên nhân gây đau xương khớp toàn thân để từ đó có thể hạn chế được tình trạng này. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến đau nhức xương khớp toàn thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan