Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật nội soi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Nghiêm Bảo - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không những gặp khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống mà còn có nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Phẫu thuật nội soi hiện là phương pháp điều trị tối ưu dành cho những người bị thoát bị đĩa đệm, tuy nhiên thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật vẫn có thể xảy ra.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thông thường, cột sống có 23 đĩa đệm với 5 ở cổ, 11 ở lưng, 4 ở thắt lưng và 3 chỗ chuyển đoạn. Nằm giữa các đốt sống với hình thấu kính lồi hai mặt chính là đĩa đệm, bao gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Đĩa đệm có tính thích ứng, đàn hồi cao, giúp cho cột sống chống được những chấn động mạnh bởi khả năng chun giãn của vòng sợi và dịch chuyển sinh lý.

Khi những chấn động này xảy ra thường xuyên, bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra, cột sống có thể bị tổn thương, bao xơ nứt vách do đĩa đệm bị chèn ép quá mức, nhân nhầy theo đó thoát ra ngoài.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể báo hiệu cột sống bị tổn thương

2. Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật nội soi

Chuyên gia y tế cho biết, hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán mắc thoát vị đĩa đệm trong độ tuổi từ 20 đến 50. Các loại thuốc điều trị thông thường bao gồm thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ...Tiêm steroid cũng là một lựa chọn điều trị nhằm giúp giảm viêm. Khi các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả thì phẫu thuật có thể được thực hiện nhằm loại bỏ phần thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm được đánh giá là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất. Ngoài những cơn đau buốt cột sống, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, teo chân tay... thậm chí là liệt hoàn toàn.

Đặc biệt, trong những năm gần đây bệnh thoát vị đĩa đệm tập trung nhiều ở đối tượng là nam giới, hơn nữa hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa dần theo độ tuổi, trước đây bệnh tập trung ở ở độ trong khoảng từ 30 đến 60. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp mắc bệnh chỉ từ 16-17 tuổi, những con số này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và đáng báo động. Đây chính là căn bệnh gây nên nhiều nguy hiểm trong tương lai.

Vậy bệnh nhân được can thiệp sớm hay muộn ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm như nào? Khả năng hồi phục ra sao và có tái phát hay không. Hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm đạt bao nhiêu %, khả năng hồi phục đến đâu và có tái phát hay không.

Phẫu thuật nội soi có thể giúp người bệnh giảm đau nhưng không thể khôi phục hoàn toàn chức năng của đĩa đệm. Đa số bệnh nhân có thể hoạt động bình thường và trở lại làm việc trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật. Đối với những người lao động vất vả hơn thì nên tạm nghỉ trong thời gian 1-3 tháng, tùy theo tình trạng bệnh và loại thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, theo thống kê, sau phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm, có tới 4-15% trường hợp bị thoát vị đĩa đệm tái phát.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật tránh tái phát

Sau phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Về sinh hoạt: trong các hoạt động thường ngày, những người bị thoát vị đĩa đệm cần thực hiện đúng tư thế, tránh nằm sấp, hạn chế đi giày cao gót, không mang vác nặng hay thay đổi tư thế một cách đột ngột, không nên tập luyện quá sức, duy trì luyện tập nhẹ nhàng, tránh để bị chấn thương...
  • Về chế độ dinh dưỡng: người bệnh nên tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin C, D, E giúp sụn khớp khỏe mạnh, bổ sung canxi cho cơ thể (uống sữa và ăn tôm, cua và các thực phẩm từ sữa). Đồng thời, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có chứa protein nạc (cá, thịt gà, đậu); hạn chế ăn thịt đỏ và thực phẩm chứa nhiều đường; uống 2 lít nước mỗi ngày...

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể dùng các sản phẩm chứa thành phần chính là dầu vẹm xanh, kết hợp với những vị thuốc quý như: thiên niên kiện, nhũ hương... để cải thiện triệu chứng đau, hỗ trợ chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh của cột sống, xương khớp; ngăn chặn thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật.

  • Những người béo phì cần giảm cân, tránh tâm lý căng thẳng quá mức
  • Thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày nhằm thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng và cơ bụng dành cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe.
  • Những trường hợp thường xuyên đi xe máy hay ô tô trên đường xóc hoặc đường mấp mô cũng có nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Vì thế, tránh đi xe đường xóc đối với những người bị thoát vị đĩa đệm. Đeo đai lưng nếu cần đi.
  • Các bệnh lý cột sống cần được điều trị kịp thời. Điều kiện làm việc cần được cải thiện, hạn chế những sang chấn tinh thần, chấn thương do lao động.

Để ngăn chặn tái phát sau phẫu thuật, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp dùng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học.

Chế độ dinh dưỡng chuyên gia
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin C, D, E

4. Biện pháp phòng tránh dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cần phải rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, ngay từ tuổi trẻ với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý:

  • Cần chú ý giữ tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác nặng. Điều đó giúp phòng tránh tật gù vẹo cột sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
  • Người trưởng thành cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom.
  • Cũng cần tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất.
  • Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức và kéo dài.

Thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nó khiến người bệnh đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt. Để bệnh không tái phát sau phẫu thuật, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe tình trạng bệnh, có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan