Chế độ ăn khi phẫu thuật giảm cân

Phẫu thuật giảm cân được tiến hành với mục đích cải thiện sức khỏe, làm giảm nguy cơ bệnh tật do béo phì. Vì vậy, nó chỉ nên thực hiện với những người ăn kiêng không hiệu quả, hoặc đã mắc các bệnh liên quan đến béo phì.

1. Tổng quan về phẫu thuật giảm cân

Phẫu thuật giảm cân là thuật ngữ chỉ một cuộc phẫu thuật được thực hiện với mục đích là giảm nguy cơ bệnh tật do béo phì. Cuộc phẫu thuật giảm béo này chỉ nên thực hiện khi các biện pháp giảm cân khác không hiệu quả hoặc đã mắc các bệnh lý liên quan đến béo phì như cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh khớp và tiểu đường.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách để đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. Người bị thừa cân có chỉ số BMI từ 25 đến 29,9 và béo phì có BMI ≥30.

2. Cắt dạ dày ăn gì?

Sau phẫu thuật giảm béo, bạn cần ở lại bệnh viện để theo dõi thêm, trung bình mất từ 1 - 3 ngày theo dõi. Bạn không nên lái xe trong thời gian dùng thuốc giảm đau theo đơn. Bắt đầu tập thể dục càng sớm càng tốt khi đã lành theo hướng dẫn.

Khi đã về nhà, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống mà bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị, đi tái khám theo định kỳ để theo dõi sức khỏe, chế độ ăn uống và tiến trình giảm cân.

Lượng thức ăn có thể tăng từ từ theo thời gian, tuy nhiên điều quan trọng là phải:

  • Liên tục đánh giá lại lượng ăn vào và đảm bảo rằng bạn đang duy trì thói quen lành mạnh
  • Chọn thực phẩm lành mạnh và không bỏ bữa
  • Nhai thức ăn từ từ
  • Tránh ăn khi bị "phân tâm" như vừa ăn vừa xem TV
  • Ngừng ăn khi cảm thấy no
  • Uống nước ít nhất 30 phút trước hoặc sau khi ăn
  • Lưu ý về lượng calo ăn vào hàng ngày
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo hoặc đường
  • Uống bổ sung vitamin, theo khuyến nghị
  • Tập thể dục thành một phần thói quen hàng ngày
  • Đảm bảo ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm

Sau phẫu thuật giảm béo, bạn có thể mất vài tháng để học cách lắng nghe cơ thể khi nào đói và no, sở thích về món ăn cũng có thể thay đổi. Đây là quá trình khó khăn với một số người, vì vậy trong khoảng thời gian này, bạn có thể gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.

Thường mất từ 1 - 2 năm để đạt được cân nặng khỏe mạnh sau khi phẫu thuật. Sau khi đạt được cân nặng mục tiêu, một số người có thể phẫu thuật thẩm mỹ để loại bỏ da thừa trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng.

Trước khi quyết định phẫu thuật giảm cân, bạn phải cam kết giữ gìn sức khỏe suốt đời. Điều này bao gồm theo dõi nhóm chăm sóc sức khỏe, tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần và ăn một chế độ ăn uống hợp lý mỗi ngày. Bạn cần nhớ rằng phẫu thuật chỉ là một công cụ giảm cân và sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu được sử dụng đúng cách.

Phục hồi sau phẫu thuật giảm cân có thể gây căng thẳng, và điều quan trọng là phải có sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. Làm việc với nhân viên xã hội, nhà trị liệu hoặc nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn vượt qua những thăng trầm.

Phẫu thuật giảm béo
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày, bạn nên ăn theo hướng dẫn của bác sĩ

3. Có nên phẫu thuật giảm cân không?

Phẫu thuật giảm cân chỉ được khuyến nghị cho các đối tượng sau:

  • Béo phì nghiêm trọng (chỉ số khối cơ thể BMI > 40)
  • BMI > 35 với một bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến béo phì (bao gồm bệnh tiểu đường, đau khớp dữ dội, ngưng thở khi ngủ và nhiều bệnh khác) sẽ cải thiện khi giảm cân.
  • BMI > 30 với các tình trạng cụ thể, bao gồm một loại bệnh tiểu đường nhất định hoặc kết hợp các bệnh như huyết áp cao, ngưng thở khi ngủ, cholesterol cao và tiểu đường (còn được gọi là "hội chứng chuyển hóa").
  • Một số chủng tộc nhất định như người Đông Nam Á và người Ấn Độ có thể đủ điều kiện để xem xét phẫu thuật với chỉ số BMI thấp hơn là 27,5. Điều này có thể áp dụng cho những bệnh nhân đã nhập cư vào Hoa Kỳ nhưng có thể không áp dụng cho thế hệ tương lai của họ.

Trước khi lựa chọn phẫu thuật giảm cân, bạn cần đảm bảo:

  • Hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn và lợi ích của phẫu thuật giảm cân
  • Phải có động lực và sẵn sàng thực hiện những thay đổi suốt đời trong cách ăn uống và sinh hoạt để đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh hơn sau khi phẫu thuật
  • Phải thực tế về số cân nặng mà bạn mong đợi có thể giảm sau khi phẫu thuật

4. Chuẩn bị gì trước phẫu thuật giảm cân?

Hầu hết những người chuẩn bị phẫu thuật giảm cân sẽ gặp một số bác sĩ chuyên khoa trước khi lên lịch phẫu thuật, bao gồm một chuyên gia dinh dưỡng, một cố vấn sức khỏe tâm thần, một bác sĩ chuyên chăm sóc những người béo phì và một bác sĩ phẫu thuật giảm cân. Bạn có thể cần phải làm việc với những người này trong vài tuần hoặc vài tháng trước khi phẫu thuật.

  • Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải thích bạn sẽ có thể ăn gì và ăn bao nhiêu sau khi phẫu thuật. Một chuyên gia dinh dưỡng giỏi có thể cung cấp cho bạn thông tin về cách chế biến thực phẩm và đọc nhãn thực phẩm để giúp bạn theo dõi lượng calo nạp vào cơ thể. Bác sĩ dinh dưỡng cũng sẽ cung cấp cho bạn một kế hoạch dinh dưỡng sau khi phẫu thuật để giúp duy trì giảm cân.
  • Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ giúp bạn đối phó với căng thẳng và các yếu tố khác có thể khiến bạn khó giảm cân hoặc chán ăn. Họ cũng có thể giúp bạn thực hiện những thay đổi hành vi có thể dẫn đến lối sống lành mạnh hơn.
  • Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần xét nghiệm, tư vấn hoặc điều trị khác trước khi phẫu thuật hay không. Họ cũng có thể giúp bạn bắt đầu một chương trình giảm cân trước khi phẫu thuật.
  • Bác sĩ phẫu thuật sẽ gặp bạn để thảo luận về các phẫu thuật có sẵn để điều trị béo phì, những ưu và nhược điểm của từng loại phẫu thuật.

Bắt đầu một chương trình tập thể dục nghiêm túc và thường xuyên trước khi phẫu thuật sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và thể chất cho cuộc phẫu thuật, giảm cân trước khi phẫu thuật và duy trì chương trình tập luyện sau khi hồi phục.

5. Các loại phẫu thuật giảm cân

Nối tắt dạ dày (Gastric Bypass) Cắt tạo hình dạ dày hình ống (Gastric Sleeve) Đặt bóng dạ dày (Gastric balloon)
BMI bao nhiêu thì đủ điều kiện phẫu thuật? > 40
> 35 bị bệnh liên quan đến béo phì gồm tiểu đường, cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ, cholesterol cao
> 30 mắc một số bệnh liên quan đến béo phì như đái tháo đường type 2 khó kiểm soát, hội chứng chuyển hóa
> 40
> 35 bị bệnh liên quan đến béo phì gồm tiểu đường, cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ, cholesterol cao
> 30 mắc một số bệnh liên quan đến béo phì như đái tháo đường type 2 khó kiểm soát, hội chứng chuyển hóa
> 40
> 35 bị bệnh liên quan đến béo phì gồm tiểu đường, cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ, cholesterol cao
> 30 mắc một số bệnh liên quan đến béo phì như đái tháo đường type 2 khó kiểm soát, hội chứng chuyển hóa
Mức độ giảm cân sau phẫu thuật ra sao? Thường nhanh chóng Ít nhanh chóng Dần dần
Có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi không?
Ruột có thể nối lại được không? Không Không
Có thiết bị nào được cấy ghép trong cơ thể sau khi phẫu thuật? Không Không Có, trong 6 tháng
Có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau khi phẫu thuật không?
Tái khám bao lâu một lần? 3 đến 4 tháng một lần trong năm đầu tiên, sau đó hàng năm Cứ 3 đến 4 tháng trong năm đầu tiên, sau đó hàng năm Cứ 2 tháng trong 6 tháng, sau đó khi cần thiết
Có cần tái khám thường xuyên với bác sĩ dinh dưỡng không?
Có thể giảm thêm khoảng bao nhiêu phần trăm số cân nặng sau 1 năm? 60 đến 75 60 đến 65 20 đến 30
Các bệnh lý liên quan đến béo phì có thể được cải thiện sau phẫu thuật giảm cân?
Có gặp khó khăn khi hấp thụ chất dinh dưỡng và thuốc không? Một số Tối thiểu nếu có Thỉnh thoảng
Có thể giảm thêm khoảng bao nhiêu phần trăm số cân nặng sau 2 - 3 năm? 50 - 75 66 Không xác định
Có thể điều chỉnh kích thước dạ dày hoặc lượng thức ăn đưa vào? Không Không Không
Khả năng cần tái phẫu thuật là bao nhiêu? Thấp hơn Không xác định Không xác định
Ảnh hưởng gì đến các triệu chứng ợ nóng không? Rất có thể sẽ giúp cải thiện chứng ợ nóng Có thể làm cho các triệu chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn Có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi có bóng
Các mối quan tâm khác Có thể phát triển hội chứng Dumping Chưa rõ kết quả lâu dài Chưa rõ kết quả lâu dài

6. Biến chứng của phẫu thuật giảm cân

Biến chứng sau phẫu thuật giảm cân có thể xảy ra. Rủi ro của phẫu thuật phụ thuộc vào loại phẫu thuật và tình hình sức khỏe trước khi phẫu thuật. Một số các biến chứng sớm thường xảy ra từ 1 - 6 tuần sau phẫu thuật gồm có:

Các biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật giảm cân có thể bao gồm cục máu đông ở chân hoặc phổi, đau tim, viêm phổinhiễm trùng đường tiết niệu.

Các biến chứng có thể xảy ra trong bất kỳ cơ sở nào, và nếu có, chúng có thể được quản lý tại các trung tâm có kinh nghiệm về phẫu thuật giảm cân. Nhìn chung, các trung tâm có kinh nghiệm phẫu thuật giảm cân đều có:

  • Các bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật có chứng chỉ được đào tạo cụ thể hoặc đã thực hiện một khối lượng lớn các ca phẫu thuật xâm lấn.
  • Có thể liên lạc mọi lúc, kể cả sau giờ làm việc và ngày lễ.
  • Đội ngũ nhân viên hỗ trợ (chuyên gia dinh dưỡng, tư vấn viên, điều dưỡng).
  • Tái khám lâu dài sau phẫu thuật.
  • Nhân viên bệnh viện dày dặn kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân giảm cân. Điều này bao gồm các điều dưỡng được đào tạo về chăm sóc bệnh nhân ngay sau khi phẫu thuật và các bác sĩ gây mê có kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh lý béo phì.

7. Lợi ích sau phẫu thuật giảm cân

Mục tiêu của phẫu thuật giảm cân là giảm nguy cơ bệnh tật hoặc tử vong do béo phì. Phẫu thuật giảm cân cũng có thể giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và đẹp hơn, giảm số tiền bạn phải chi cho thuốc men và cắt giảm những ngày nghỉ làm vì sức khỏe suy giảm.

Ví dụ, phẫu thuật giảm cân có thể cải thiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì (tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao, ngưng thở khi ngủ và nhiều bệnh khác) đến mức bạn cần ít hơn hoặc không cần dùng thuốc.

Cuối cùng, phẫu thuật giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và một số bệnh nhiễm trùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, uptodate.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

426 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan