Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho trẻ em 3-5 tuổi

Theo kết quả nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Quốc gia, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi là có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Việt Nam đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, chiếm 24,6%. Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần được cha mẹ quan tâm đúng cách và tuân thủ đúng tháp dinh dưỡng mầm non.

1. Giới thiệu tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ, giúp trẻ gia tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và nâng cao sức khỏe.

Trẻ em nếu không được cung cấp dinh dưỡng hợp lý, có thể dẫn đến các vấn đề như thiếu cân, thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì, các rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính không lây về sau này.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi và hướng dẫn sử dụng tháp dinh dưỡng mầm non là ấn phẩm thuộc Viện Dinh dưỡng, dựa trên các cơ sở khoa học và thực tế để biên soạn, giúp những người chăm sóc trẻ (cha mẹ, thành viên trong gia đình, người phụ trách bán trú...) biết cách lựa chọn đúng và đa dạng các loại thực phẩm với số lượng phù hợp để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Tháp dinh dưỡng mầm non gồm có 2 phần:

  • Phần 1: Tầng tháp với các loại thực phẩm cùng loại có thể thay thế cho nhau.
  • Phần 2: Số lượng đơn vị ăn của các thực phẩm ở mỗi tầng tháp cùng minh họa lượng thực phẩm tương đương với đơn vị ăn của mỗi loại thực phẩm.
Tháp dinh dưỡng mầm non
Tháp dinh dưỡng mầm non cần đảm bảo giúp nâng cao sức khỏe

2. Chăm sóc trẻ theo tháp dinh dưỡng

2.1. Phân tầng tháp dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi được thể hiện với chân tháp rộng ở dưới và đỉnh tháp dần nhọn lên trên, ứng với số lượng thực phẩm trẻ cần ăn trong một ngày.

Các tầng tháp gồm có:

  • Tầng 1: gồm 2 nhóm gia vị là muối và gia vị mặn, đường và đồ ngọt.
  • Tầng 2: gồm các thực phẩm cung cấp chất béo như dầu, mỡ, bơ.
  • Tầng 3: sữa và chế phẩm từ sữa.
  • Tầng 4: thực phẩm giàu đạm gồm thịt, thủy sản, trứng và đậu, đỗ.
  • Tầng 5: các loại ngũ cốc, nguồn năng lượng chính của cơ thể.
  • Tầng 6: rau và quả, nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và chất xơ.
  • Tầng 7: nước

Các nhóm thực phẩm ở các tầng dưới chân tháp cần được tiêu thụ với số lượng nhiều hơn so với các tầng tháp ở phía trên đỉnh tháp (ví dụ tầng 5,6,7...). Tầng tháp trên cùng ở đỉnh nhọn của tháp là các thực phẩm nên hạn chế tiêu thụ (ví dụ: tầng 1,2) để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho trẻ.

2.2. Đơn vị thực phẩm trong tháp dinh dưỡng

Để dễ dàng ước lượng số lượng mỗi thực phẩm cần tiêu thụ và đa dạng hóa thực phẩm, số lượng thực phẩm được trình bày dưới dạng các đơn vị ăn đối với mỗi thực phẩm và có thể dùng để thay thế cho nhau trong cùng một tầng.

Cha mẹ chỉ cần lựa chọn các thực phẩm tương ứng trong cùng nhóm để thay đổi với số lượng đã được đưa ra trong bảng gợi ý dưới đây là đã có thể dễ dàng chuẩn bị thực đơn mỗi ngày cho trẻ.

Các loại rau củ tốt cho chế độ ăn dặm của trẻ
Đa dạng nguồn thực phẩm giúp trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Ví dụ:

  • Sáng: 2 đơn vị ngũ cốc + 1 đơn vị thịt + 1/2 đơn vị rau + 1 đơn vị sữa
  • Trưa: 2 đơn vị ngũ cốc + 1 đơn vị rau + 1 đơn vị cá + 1 đơn vị sữa + 1 đơn vị quả
  • Tối: 2 đơn vị ngũ cốc + 1/2 đơn vị rau + 1,5 đơn vị trứng + 2 đơn vị sữa + 1 đơn vị quả.

Số lượng đơn vị thực phẩm trong từng nhóm thuộc tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi đã được các Chuyên gia tính toán trên cơ sở đảm bảo cung cấp 1300Kcal và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong độ tuổi này.

Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc hoạt động thể lực thường xuyên cũng rất cần thiết để trẻ phát triển tối ưu và có sức khỏe tốt.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị trẻ nên hoạt động thể lực với cường độ vừa trở lên, như đi bộ, chạy, đuổi bắt, nhảy dây, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, đạp xe...trong tối thiểu 60 phút mỗi ngày. Có thể chia nhỏ thời gian vận động nhưng ít nhất là 10 phút cho mỗi lần hoạt động.

Phía trên là những nội dung để giúp các bậc cha mẹ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi hợp lý và dễ dàng nhất. Việc tìm hiểu về vai trò của từng tầng thực phẩm và các đơn vị ăn của từng tầng sẽ gợi ý cho cha mẹ cách chuẩn bị thực đơn mỗi ngày cho trẻ. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi dự kiến sẽ là một công cụ hữu ích để chăm sóc, nâng cao dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi tiền học đường.

Việc áp dụng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào trong chế độ ăn sẽ giúp bé đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng, sự phát triển thể chất cũng như tinh thần được toàn diện.

Giai đoạn trẻ từ 3 – 5 tuổi, con rất hay mắc các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân... Để giúp cha mẹ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bé và có kế hoạch nuôi dạy con tốt hơn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã phát triển Chương trình khám sức khỏe tổng quát: Gói Trẻ em. Thông qua gói khám trên bé sẽ được khám toàn diện, từ mắt, răng miệng, huyết áp, cân nặng đến làm các xét nghiệm cần thiết, kết hợp với chẩn đoán bằng hình ảnh. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể sức khỏe cho bé, sàng lọc triệu chứng để sớm phát hiện và điều trị nếu cần.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất. Đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan