8 câu hỏi cơ bản về viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã (ISD) ở trẻ sơ sinh (còn được gọi là 'viêm da tiết bã nhờn') là một tình trạng da phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện trước 3 tháng tuổi và thường tự khỏi sau 6-12 tháng. Viêm da tiết bã thường gây đỏ và phát ban vảy nhờn, loang lổ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bệnh thường xảy ra trên các vùng da nơi các tuyến bã nhờn hoạt động thường xuyên hơn, tức là các vùng có lông và các kẽ da (phần da cọ xát với nhau). Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường liên quan đến da đầu, và thường được gọi là nắp nôi, vì các mảng vảy cứng trên nền bị viêm đỏ có thể trở nên dày hơn và tụ lại, giống như một cái mũ.

1. Viêm da tiết bã nhờn nắp nôi là gì?

Nắp nôi là tình trạng viêm da thường xuất hiện trên da đầu của các em bé. Tên khoa học của tình trạng này là viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Chúng xuất hiện ở khoảng 10% trẻ sơ sinh, thường xuyên nhất trong độ tuổi từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi. Viêm da tiết bã ở trẻ đặc trưng bởi các dấu hiệu như da đầu của bé có vảy màu vàng hoặc nâu, đóng vảy hoặc có vảy trông như gàu....

Các bậc cha mẹ cũng có thể nhận ra tình trạng tương tự như thế ở những vùng da tiết dầu khác, chẳng hạn như quanh tai hoặc lông mày, mí mắt của trẻ, thậm chí ngay cả ở nách và các nếp nhăn da khác, viêm da tiết bã cũng hoàn toàn có thể xuất hiện. Đôi khi chúng còn có thể xuất hiện cả ở những vùng trẻ quấn tã, khiến các bậc cha mẹ nhầm lẫn với hăm tã. Viêm da tiết bã ở trẻ vô hại và không lây nhiễm. Viêm da tiết bã có thể không làm phiền trẻ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù nếu trở nên nghiêm trọng, chúng có thể khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy nhưng nhìn chung, viêm da tiết bã gần như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.

Vì sao trẻ nhỏ bị viêm da tiết bã?
Nắp nôi là tình trạng viêm da thường xuất hiện trên da đầu của các em bé

2. Viêm da tiết bã ở trẻ thường kéo dài trong bao lâu?

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường tự hết khi trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, mặc dù tình trạng này cũng có thể kéo dài lâu hơn ở một số bé, thậm chí cho đến khi trẻ bắt đầu đi học.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ là gì?

Hiện các chuyên gia về da liễu ở trẻ em vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã. Nhưng cha mẹ của trẻ cần biết rằng, viêm da tiết bã không phải là do vệ sinh kém hoặc dị ứng hay kích ứng da.

Một số nhà khoa học tin rằng các hormone mà trẻ nhận được từ mẹ vào cuối thai kỳ sẽ kích thích quá mức các tuyến sản xuất dầu (tiết bã nhờn) của trẻ dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã. Kích ứng từ một loại nấm men xuất hiện trong các chất nhờn được sản xuất bởi các tuyến cũng được cho là một trong những thủ phạm gây ra viêm da tiết bã. Tuy nhiên hai nguyên nhân này không có sự liên quan gì với nhau.

Viêm da tiết bã nhờn vùng da đầu rất thường gặp ở trẻ sơ sinh
Hiện các chuyên gia về da liễu ở trẻ em vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã

4. Cách tốt nhất để loại bỏ tình trạng viêm da tiết bã là gì?

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng những bà mẹ có trẻ mắc viêm da tiết bã không thực sự phải làm bất cứ điều gì bởi tình trạng này cuối cùng rồi cũng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, có một số điều họ có thể thử nhằm làm giảm sự khó chịu hoặc ngứa ngáy cho bé, bao gồm:

  • Nhẹ nhàng xoa bóp da đầu cho trẻ (ướt hoặc khô đều được) bằng ngón tay hoặc các loại bàn chải mềm để khiến lớp vảy dần bong ra. Cần lưu ý làm hết sức nhẹ nhàng và chậm rãi tránh gây kích ứng da đầu trẻ. Kích ứng da đầu có thể dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Gội đầu thường xuyên hơn cho bé (tối đa một lần mỗi ngày) nhưng nhớ xả sạch hết xà phòng hoặc dầu gội đầu. Sau khi gội đầu, nhẹ nhàng chải da đầu cho trẻ bằng các loại bàn chải mềm hoặc khăn bông mềm.
  • Cân nhắc sử dụng một số loại dầu gội đầu dành riêng cho từng lứa tuổi của trẻ cũng như những loại dầu gội được phát triển dành riêng cho những trẻ mắc viêm da tiết bã.
  • Thận trọng: Không sử dụng bất kỳ loại kem, thuốc mỡ hoặc dầu gội trị gàu nào khi chưa được sự đồng ý của các bác sĩ hoặc chuyên gia về da liễu. Một số thành phần hoạt tính trong những sản phẩm này có thể được hấp thụ qua da với nồng độ quá mạnh đối với trẻ.

5. Có thể sử dụng tinh dầu tự nhiên đề điều trị viêm da tiết bã cho trẻ hay không?

Trong trường hợp trẻ mắc phải tình trạng viêm da tiết bã ở thể nặng mà những phương pháp khác như gội đầu thường xuyên hay xoa bóp da đầu không mang lại hiệu quả, phương pháp khắc phục viêm da tiết bà bằng dầu có thể làm lỏng các lớp vảy khô. Chưa có nghiên cứu nào thực sự chứng minh được tính hiệu quả của điều trị viêm da tiết bã bằng tinh dầu nhưng các báo cáo khoa học đã cho thấy không bậc cha mẹ thành công với phương pháp này. Các bước thực hiện được trình bày như sau:

  • Xoa một lượng nhỏ dầu tự nhiên, nguyên chất – chẳng hạn như dầu dừa lên da đầu của bé. Đặc biệt lưu ý cần xoa bóp nhẹ nhàng trên da đầu của bé. Cha mẹ của trẻ cũng có thể sử dụng dầu hỏa thay vì các loại dầu khác nếu họ cảm thấy điều đó là hợp lý.
  • Để dầu nhẹ nhàng ngấm trong khoảng 15 đến 30 phút hoặc lâu hơn
  • Nhẹ nhàng loại bỏ những lớp vảy trên da đầu bé bằng lược răng thưa hoặc chải sạch bằng bàn chải mềm.
  • Gội sạch da đầu cho trẻ, nhẹ nhàng xoa bóp với dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh để làm trôi lớp vảy cũng như loại bỏ những mảng dầu thừa còn sót lại. Dầu sót lại trên da đầu bé có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến các mảng vảy dính lại với nhau.
Gội đầu cho trẻ
Gội sạch da đầu cho trẻ, nhẹ nhàng xoa bóp với dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh để làm trôi lớp vảy cũng như loại bỏ những mảng dầu thừa còn sót lại

6. Có cách nào có thể ngăn ngừa tình trạng viêm da tiết bã không?

Câu trả lời có thể khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy thất vọng nhưng thực sự là không có cách nào có thể ngăn ngừa tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ. Cha mẹ của trẻ không thể ngăn tình trạng viêm da tiết bã nhưng gội đầu cho trẻ bằng những loại dầu gội dịu nhẹ vài ngày một lần và chải da đầu của trẻ bằng bàn chải mềm có thể giữ cho tình trạng viêm da tiết bã không quay trở lại sau khi đã được kiểm soát.

7. Có nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bị viêm da tiết bã?

Trong một số trường hợp, các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám nếu trẻ xuất hiện một trong số các triệu chứng sau:

  • Tình trạng viêm da tiết bã ngày càng xấu đi và không thuyên giảm
  • Xuất hiện chảy máu ở những vùng da bị viêm
  • Nắp nôi lan ra khu vực bên ngoài da đầu của trẻ
  • Phát ban khiến bé bị rụng tóc
  • Xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như mẩn đỏ, chảy dịch, sốt hoặc da ấm nóng khi chạm vào.

Trẻ cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như phát ban hoặc dấu hiệu tưa miệng. Đây là hậu quả của nhiễm trùng nấm men. Khi đó các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc chứa cortisone nếu da đầu xuất hiện viêm hoặc sử dụng các loại dầu gội trị gàu hoặc chống nấm da cho những trường hợp viêm da tiết bã nặng.

Viêm da tiết bã
Nếu tình trạng viêm da tiết bã của trẻ ngày càng xấu đi và không thuyên giảm thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay

8. Điều gì khác có thể gây ra các mảng khô, đóng vảy trên da đầu của trẻ

Viêm da tiết bã, đặc biệt ở vùng da đầu đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh chàm (viêm da dị ứng). Bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và được đặc trưng bởi các mảng khô, có vảy trên má và da đầu, nhưng chúng cũng có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Không giống như viêm da tiết bã, bệnh chàm sẽ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh làm xuất hiện các vảy nhờn màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Bệnh viêm da tiết bã tương đối phổ biến ở trẻ em tuy nhiên cũng rất dễ điều trị. Viêm da tiết bã không phải là triệu chứng của bất kỳ bệnh da liễu nào hay do chăm sóc, vệ sinh cho trẻ không tốt. Các bậc cha mẹ cũng hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ bằng nhiều biện pháp khác nhau như xoa bóp nhẹ nhàng da đầu của trẻ để khiến vảy tróc ra, gội đầu cho bé hàng ngày hay sử dụng một số loại tinh dầu nguồn gốc tự nhiên để ủ cho bé.

Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, eczema.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan