Bé 21 - 22 tháng nặng 9 - 10kg có phải suy dinh dưỡng?

Trẻ em 21 – 22 tháng tuổi đang ở giai đoạn phát triển nhiều về cân nặng và chiều cao. Vậy mức cân nặng tiêu chuẩn cho trẻ là bao nhiêu và bé 21 tháng nặng 9kg thì có phải bị suy dinh dưỡng hay không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề trên.

1. Bé 21 tháng nặng 9kg có bị suy dinh dưỡng hay không?

Cân nặng của trẻ luôn là vấn đề mà các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu, vậy mức cân nặng của trẻ bao nhiêu thì được xem là bình thường so với lứa tuổi và đối với các bé 21 tháng nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn, liệu trẻ 21 tháng nặng 11kg có đúng chuẩn không?

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em ở các độ tuổi khác nhau sẽ có mức cân nặng tiêu chuẩn riêng và chúng được thể hiện qua bảng cân nặng tiêu chuẩn theo độ tuổi của trẻ.

Trẻ 21 tháng nặng 11kg
Bảng cân nặng tiêu chuẩn ở trẻ em 21 – 22 tháng tuổi

Bảng cân nặng tiêu chuẩn cho thấy mức cân nặng tiêu chuẩn ở trẻ em 21 – 22 tháng tuổi trung bình từ 10,9 – 11,8 kg. Theo đó bé 21 tháng nặng 9 kg hay bé ở giai đoạn 21 – 22 tháng tuổi có cân nặng từ 9 – 10 kg là đang bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Trong quá trình phát triển của trẻ thì cân nặng, chiều cao đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tinh thần trẻ. Mức cân nặng quá cao sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì, thừa cân và ngược lại cân nặng quá thấp trẻ sẽ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng và dẫn đến các bệnh lý khác.

Bên cạnh đó, cân nặng quá cao hay quá thấp cũng làm cho trẻ có cảm giác không tự tin so với bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và phát triển toàn diện cho trẻ nam cũng như nữ. Đặc biệt đối với trẻ 21 – 22 tháng tuổi có mức cân nặng từ 9 – 10 kg là trẻ đang bị thiếu cân, suy dinh dưỡng so với các bạn cùng tuổi thì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách của cha mẹ là vô cùng quan trọng để giúp trẻ tăng cân, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.

Trẻ 21 tháng nặng 11kg
Bé 21 tháng nặng 9kg là đang bị thiếu cân

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 21 – 22 tháng tuổi nặng 9 – 10 kg cần lưu ý gì?

Hiểu rõ được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp cha mẹ có chế độ chăm sóc trẻ tốt hơn. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho bé 22 tháng nặng 10 kg hay trẻ em ở giai đoạn 21 – 22 tháng tuổi có mức cân nặng 9 – 10 kg cần đặc biệt hơn vì bé đang bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Để cải thiện cân nặng và tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, bên cạnh các lời khuyên từ bác sĩ chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc trẻ.

Trẻ ở độ tuổi 21 – 22 tháng đã bắt đầu hiếu động với các hoạt động như chạy, nhảy, đi bộ... vì vậy mà năng lượng cung cấp cho trẻ cũng nhiều hơn các giai đoạn trước. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 21 tháng tuổi cần được đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột, protein, lipid, vitamin và chất khoáng:

  • Khẩu phần ăn trong ngày của trẻ gồm 3 bữa chính và ít nhất là 2 bữa phụ. Theo đó, dinh dưỡng trong bữa ăn chính có thể là cơm, cháo hoặc bún kèm theo đó là các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, rau xanh, củ quả... Các món ăn bổ sung cho bữa phụ có thể là phô mai, trái cây, sữa chua... Khẩu phần ăn của trẻ nên được thay đổi hàng ngày để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tránh tình trạng chán ăn và sợ một loại thức ăn nào đó do ăn liên tục hoặc quá nhiều.
  • Trẻ em ở độ tuổi này, nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng. Cha mẹ nên cho trẻ uống khoảng 600 – 800 ml sữa mỗi ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần cho bé uống nước đầy đủ hàng ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi.
  • Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn đúng bữa, ăn đủ, không ăn kẹo bánh và ăn vặt trước bữa cơm. Không khí vui vẻ trong bữa ăn sẽ giúp bé tăng hứng thú khi ăn và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng nhất trong việc cải thiện cân nặng và tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Các bậc cha mẹ thường có xu hướng sử dụng các loại thuốc bổ với suy nghĩ sẽ giúp trẻ tăng cân và hết suy dinh dưỡng. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc bổ chỉ có tác dụng bổ sung vitamin, khoáng chất hay men tiêu hóa đang thiếu hụt và rất ít tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc bổ nào cho trẻ mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi.

Thời gian cải thiện bé 21 tháng nặng 9kg hay bé 22 tháng nặng 10 kg để đúng chuẩn có thể diễn ra khá lâu nên cha mẹ cần kiên trì bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé kể cả qua đường uống hay thực phẩm chức năng. Đặc biệt trong việc sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ giúp bé ăn ngon, cha mẹ nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ và không dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan