Bệnh chân tay miệng có lây không? Lây đường nào?

Tay chân miệng có lây không hay nguy hiểm như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người. Tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra. Những loại virus này thường tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác thông qua những tiếp xúc thông thường.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nên có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch nhầy ở mũi họng, dịch từ bọng nước hay phân của người bệnh, sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người bị tay chân miệng. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát kịp thời, nguy cơ rất lớn bệnh bùng phát thành dịch. Bệnh tay chân miệng có nguy cơ lây lan mạnh nhất ở giai đoạn 7 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, tuy nhiên giai đoạn lây nhiễm còn kéo dài vài tuần, nguyên nhân là do virus gây bệnh còn lưu trú ở phân người bệnh.

Với thắc mắc “bệnh tay chân miệng có lây không?”, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh chủ yếu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc... Sinh bệnh học của các chủng siêu vi này làm cơ thể tăng bài tiết các dịch tiết khi mắc bệnh. Trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau là con đường lây truyền tay chân miệng thuận lợi. Khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn, quần áo. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc chung trong môi trường này thì rất dễ bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, tay chân miệng không phải chỉ ảnh hưởng đến trẻ em. Vẫn có các báo cáo về những trường hợp người lớn bị tay chân miệng lây truyền từ trẻ mắc bệnh khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ.

Trong giai đoạn ủ bệnh, khoảng từ 3-7 ngày, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ không có dấu hiệu nhận biết, giai đoạn phát bệnh, biểu hiện chủ yếu trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng, niêm mạc lưỡi, má, vòng họng của người bệnh.

Tay chân miệng hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, trẻ nhỏ và người lớn chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh chỉ có thể phòng lây nhiễm tay chân miệng đúng cách. Có thể nói, tay chân miệng là một bệnh lý lây truyền ở trẻ em khá thường gặp. Nguy cơ xảy ra dịch rất cao nếu không nhận biết sớm và kiểm soát tích cực. Xây dựng thói quen giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh là một biện pháp hiệu quả để đề phòng tay chân miệng nói chung, các bệnh lý truyền nhiễm khác nói riêng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan