Các dấu hiệu viêm gan ở trẻ em

Hàng loạt các trường hợp viêm gan cấp tính nặng xảy ra ở trẻ em trước đó khỏe mạnh xuất hiện gần đây trên nhiều quốc gia. Số ca bệnh và quốc gia phát hiện căn bệnh này ngày càng gia tăng. Đã có trường hợp phải ghép gan và cũng đã có ca tử vong. Vậy các dấu hiệu viêm gan ở trẻ em là gì?

1. Dấu hiệu viêm gan ở trẻ em

Ngày 15/4/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra thông báo về một đợt bùng phát bệnh viêm gan cấp tính nặng chưa rõ nguyên nhân xảy ra ở 74 trẻ em trên khắp Vương quốc Anh. Theo thông báo gần đây nhất của Tổ chức Y tế thế giới vào ngày 03/5/2022 và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vào ngày 06/5/2022, thì số ca bệnh nghi ngờ hiện tại đã là hơn 300 trẻ, ghi nhận ở ít nhất 23 quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

Bệnh viêm gan bí ẩn này là các trường hợp viêm gan cấp tính được ghi nhận ở trẻ em trước đó khỏe mạnh trong lứa tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi. Theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ vào ngày 06/5/2022, 9 ca mắc bệnh ở tiểu bang Alabama (Hoa Kỳ) đều là trẻ nhỏ ≤ 6 tuổi.

Triệu chứng viêm gan ở trẻ em bao gồm:

Đa số các trường hợp mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn, có khoảng 10% cần phải ghép gan và 9 trẻ đã tử vong (trong đó 3 ca tử vong ở Indonesia).

2. Thế nào là viêm gan cấp tính?

Viêm gan là tình trạng mà các tế bào gan bị viêm và huỷ hoại. Gan là nơi diễn ra rất nhiều quá trình quan trọng cho cơ thể như là quá trình tổng hợp các protein thiết yếu, khử độc... Chính vì vậy, tổn thương gan có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm gan có thể do nhiễm virus (tình trạng này gọi là viêm gan virus), viêm gan do rượu bia, viêm gan do thuốc hoặc các hoá chất khác, cũng có thể do một số rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch...

Viêm gan được chia thành 2 loại:

  • Viêm gan cấp tính là khi bệnh diễn ra trong vòng 6 tháng.
  • Viêm gan mạn tính là khi bệnh kéo dài hơn 6 tháng.

Các loại virus chính đã được biết đến gây ra bệnh viêm gan virus cấp tính ở người gồm có virus viêm gan A, B, C, D và E. Đa số các trường hợp bị viêm gan cấp tính do 5 loại virus này gây ra sẽ tự hồi phục trong vòng vài tuần cho đến vài tháng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (<1%) là bệnh diễn tiến đến tình trạng viêm gan tối cấp có thể gây tử vong.

Một số bệnh nhân bị viêm gan virus B, C có thể chuyển thành viêm gan virus B, C mạn tính (bệnh kéo dài hầu như suốt đời). Hiện tại, bệnh viêm gan virus A, B và D có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 23/4/2022, trong tổng số 169 ca viêm gan bí ẩn ở trẻ em, chỉ có 20 ca được phát hiện nhiễm COVID-19 (trong đó có 19 ca đồng nhiễm COVID-19 và Adenovirus), điều này cho thấy bệnh viêm gan bí ẩn này ít có liên quan đến nhiễm COVID-19.

Một nghi vấn khác, tình trạng viêm gan bí ẩn này là do tiêm vắc xin COVID-19 nhưng điều này đã được loại trừ vì trong số các trẻ mắc bệnh, số lượng trẻ đã được tiêm vắc-xin COVID-19 là ít, vì đa số trẻ mắc bệnh dưới 5 tuổi và không đủ điều kiện để tiêm chủng vắc-xin này.

Adenovirus đang được cho là có liên quan đến bệnh viêm gan ở trẻ em lần này. Tuy nhiên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu, đánh giá để xác định xem đâu là nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ em.

3. Phụ huynh cần làm gì với bệnh viêm gan ở trẻ em?

Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm gan bí ẩn nhìn chung là giống với bệnh viêm gan virus cấp tính do các loại virus viêm gan A, B, C, D và E gây ra như là mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, nôn ói trong vòng 3 – 10 ngày đầu tiên; sau đó các triệu chứng vàng mắt vàng da, tiểu sậm màu có thể xuất hiện, lúc này trẻ thường không sốt. Đa số trẻ bị bị viêm gan cấp tính sẽ tự hồi phục hoàn toàn.

Trước tình hình hiện tại, các bậc phụ huynh cần nắm rõ dấu hiệu viêm gan ở trẻ em và đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ, nhất là khi biểu hiện vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu xuất hiện.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ hiện nay bao gồm:

  • Đeo khẩu trang;
  • Vệ sinh đường hô hấp;
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn, trước khi chạm vào mắt mũi miệng, sau khi đi vệ sinh;
  • Ăn chín uống sôi;
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh.

Nguy cơ bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em xâm nhập vào Việt Nam là rất cao, tuy nhiên tần xuất trẻ em bị viêm gan ở nước ta gần đây không tăng bất thường và cũng chưa ghi nhận trường hợp nào do Adenovirus gây ra. Do đó, các bậc phụ huynh nên theo dõi tình hình bệnh và các thông tin từ Bộ Y tế, nhưng không nên quá hoang mang, lo lắng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan