Các yếu tố liên quan suy hô hấp sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Suy hô hấp sơ sinh thường gặp nhất ở trẻ non tháng. Nguyên nhân là do phổi của trẻ chưa trưởng thành, diện tích bề mặt phế nang dành cho trao đổi khí chưa đủ gây suy hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.

1. Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là do phổi của trẻ chưa trưởng thành. Trong phế nang của phổi người trưởng thành có chứa chất surfactant - là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Vào tuần thứ 20, surfactan ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối.

Vào tuần thứ 28 - 36, nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối. Phổi chưa thực sự trưởng thành chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa hoàn thiện ở trẻ sinh non. Phế nang sẽ bị xẹp khi thiếu chất này, từ đó dẫn tới hiện tượng tuyết tương tràn vào phế nang. Chất fibrin có trong huyết tương lắng đọng phía trong các phế nang và tiểu phế quản tạo thành lớp màng.

Sự lưu thông khí và sự trao đổi oxy bị cản trở bởi các màng này, dẫn tới suy hô hấp và tử vong ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng đến suy hô hấp sơ sinh khác là:

Các yếu tố trước khi sinh

  • Mẹ tiểu đường
  • Cao huyết áp do thai kì
  • Cao huyết áp trường diễn
  • Tiền căn có thai hoặc sơ sinh chết lưu
  • Xuất huyết trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3
  • Mẹ bị nhiễm trùng
  • Đa ối
  • Thiếu ối
  • Thai già tháng
  • Đa thai
  • Bất xứng giữa tuổi thai - độ lớn của thai
  • Mẹ nghiện thuốc
  • Giảm cử động thai nhi
  • Dị dạng thai

Các yếu tố sau khi sinh:

  • Mổ lấy thai cấp cứu
  • Ngôi mông hay các ngôi bất thường khác
  • Vỡ màng ối > 24 giờ trước sinh
  • Nước ối có mùi hôi
  • Chuyển dạ quá lâu, kéo dài
  • Chuyển dạ giai đoạn 2 kéo dài > 2 giờ
  • Nhau tiền đạo
  • Nhau bong non
  • Co cứng tử cung
  • Gây mê toàn thân
Mẹ bầu cao huyết áp
Mẹ bầu bị cao huyết áp là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị suy hô hấp

2. Dấu hiệu nhận biết suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị suy hô hấp:

  • Rối loạn nhịp thở: Trẻ thở nông, nhanh, không đều, nhịp thở trên 60 lần/phút.
  • Khó thở, co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, lõm xương ức. Di động của ngực và bụng không nhịp nhàng theo nhịp thở. Cánh mũi phập phồng, có tiếng rên thì thở ra.
  • Da tím hoặc tái, xảy ra ở toàn thân hoặc quanh môi và tứ chi.
Trẻ khó thở
Suy hô hấp khiến trẻ khó thở

3. Phòng tránh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, cần:

  • Thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý
  • Khám theo dõi thai đều đặn để hạn chế tối đa tình trạng đẻ non, đẻ con nhẹ cân.
  • Các thai phụ có nguy cơ như: bị băng huyết, sinh đôi, phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong,bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất corticoid kéo dài trong thời gian mang thai, ... cần được khám và theo dõi chặt chẽ.

Chăm sóc trẻ đẻ non không chỉ dừng khi đứa trẻ được đời khỏi phòng hồi sức sơ sinh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện thành công nhiều ca cứu sống cho trẻ em sinh non. Đặc biệt có những ca sinh non với tỉ lệ tử vong cao nhưng sau khi được điều trị tại Vinmec, các bé đều đã xuất viện mà không có bất cứ nguy cơ biến chứng nào lâu dài.

Khoa Sơ sinh bệnh viện Vinmec được trang thiết bị hiện đại như máy thở thường, máy thở tần số cao, máy thở CPAP, lồng ấp, khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên môn cao đã và đang mang đến nhiều cơ hội cho các bé sinh non được cứu chữa và sống khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

714 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan