Cách kích thích trẻ sơ sinh đi ngoài

Trẻ sơ sinh thường nhịn rất lâu giữa các lần đi tiêu. Nhiều trường hợp trẻ đi ngoài vài ngày hoặc thậm chí hơn một tuần mà không đi tiêu là chuyện bình thường. Tuy nhiên, đôi khi em bé có thể bị táo bón và cần được giúp đỡ một chút. Theo đó, cha mẹ cần biết cách kích thích cho trẻ sơ sinh đi ngoài trước khi dẫn tới táo bón thật sự cũng như các rắc rối liên quan.

1. Dấu hiệu bé có thể bị táo bón

Các biểu hiện cho thấy trẻ có bị táo bón:

  • Phân đặc như đất sét
  • Viên phân cứng
  • Bé căng thẳng kéo dài hoặc khóc trong khi cố gắng đi tiêu
  • Có vệt máu đỏ trong phân
  • Chán ăn
  • Bụng cứng

Bên cạnh đó, dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống của trẻ. Tính chất phân bé đi tiêu bình thường trước khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc phải là rất mềm, gần giống như độ sệt của bơ đậu phộng hoặc thậm chí lỏng hơn. Do đó, phân của trẻ cứng trước khi ăn thức ăn đặc là dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Lúc đầu, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể đi ngoài phân lỏng vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi em bé được từ 3 đến 6 tuần tuổi, trẻ sẽ chuyển sang đi ngoài ra phân mềm, khối lớn mỗi tuần một lần và đôi khi ít hơn.

So với trẻ bú sữa mẹ, trẻ bú sữa công thức sẽ có xu hướng đi phân thường xuyên hơn. Thông thường trẻ bú sữa công thức sẽ đi đại tiện ít nhất một lần trong ngày hoặc cách ngày.

Khi cha mẹ đưa thức ăn đặc quá sớm vào chế độ ăn dặm của trẻ, trẻ có thể bị táo bón nhiều hơn. Đồng thời, nếu sữa bò (không phải sữa công thức) hiện diện trong chế độ ăn của trẻ quá sớm, trẻ cũng có thể dễ bị táo bón hơn.

2. Các cách kích thích cho trẻ sơ sinh đi ngoài

Khi trẻ đã có các dấu hiệu nghi ngờ táo bón nên trên, cần thực hiện sớm và phối hợp các cách kích thích cho trẻ sơ sinh đi ngoài sau đây:

2.1. Bài tập nhu động ruột

Di chuyển chân của em bé có thể giúp giảm táo bón và kích thích trẻ sơ sinh đi ngoài tốt hơn.

Đối với người lớn, tập thể dục và vận động sẽ đem lại xu hướng kích thích đường ruột tốt nhất. Tuy nhiên, vì trẻ có thể chưa biết đi hoặc thậm chí chưa biết bò, nên cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể giúp trẻ tập thể dục ngay trên giường để giảm táo bón bằng cách nhẹ nhàng di chuyển hai chân của trẻ khi trẻ đang nằm ngửa để bắt chước chuyển động của việc đi xe đạp, làm tăng nhu động ruột và kích thích tống xuất tại trực tràng.

2.2. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm có tác dụng giãn cơ, bao gồm cả giãn cơ bụng và giúp trẻ hết căng thẳng, dễ ngủ. Đây cũng là một cách kích thích trẻ sơ sinh đi ngoài, qua đó giúp làm giảm một số khó chịu liên quan đến chứng táo bón.

2.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Trong khi nuôi con bằng sữa mẹ, một phụ nữ có thể loại bỏ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa khỏi chế độ ăn của mình. Có thể mất một số lần thử và sai để xác định những thay đổi trong chế độ ăn uống có ích và rất có thể những thay đổi trong chế độ ăn sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của trẻ.

Đối với trẻ bú sữa công thức, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể muốn thử một loại sữa công thức khác để trẻ đi tiêu dễ hơn. Tốt nhất là không nên chuyển sang một loại sữa công thức nhẹ nhàng hoặc không dùng sữa mà không hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước. Nếu một thay đổi không tạo ra sự khác biệt, việc tiếp tục thử các công thức khác sẽ không có tác dụng.

Nếu trẻ sơ sinh đến tuổi ăn thức ăn dạng rắn, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên giới thiệu thức ăn giàu chất xơ cho trẻ, ví dụ:

  • Táo gọt vỏ
  • Bông cải xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Trái đào
  • Mận

2.4. Cho trẻ uống đủ nước

Tất cả trẻ sơ sinh thường không cần chất lỏng bổ sung vì trẻ đã được cung cấp đủ nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, trẻ bị táo bón có thể được bổ sung một lượng nhỏ chất lỏng giữa các cữ bú.

Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa đôi khi khuyên cha mẹ nên bổ sung một lượng nhỏ nước hoặc thỉnh thoảng là nước hoa quả vào chế độ ăn của trẻ khi trẻ được hơn 2-4 tháng tuổi và dễ bị táo bón.

2.5. Xoa bóp

Có một số cách xoa bóp dạ dày của trẻ để giảm táo bón và cũng là cách kích thích cho trẻ sơ sinh đi ngoài tốt hơn:

  • Xoa bằng đầu ngón tay thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ.
  • Đi bộ các ngón tay xung quanh rốn trẻ theo chiều kim đồng hồ.
  • Giữ đầu gối của em bé lại gần nhau và nhẹ nhàng đẩy gối về phía bụng.
  • Dùng mép ngón tay vuốt ve từ khung xương sườn xuống qua rốn trẻ.

2.6. Bổ sung nước hoa quả

Một lượng nhỏ nước ép táo nguyên chất có thể giúp làm mềm phân và trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Sau khi trẻ được 2-4 tháng tuổi, trẻ có thể uống một lượng nhỏ nước trái cây, chẳng hạn như nước ép mận 100% hoặc nước táo. Các loại nước ép này có thể giúp điều trị táo bón hiệu quả.

Các chuyên gia có thể khuyên cha mẹ nên bắt đầu với khoảng 60-120ml nước ép trái cây. Đường trong nước trái cây rất khó tiêu hóa. Kết quả là, nhiều chất lỏng hơn đi vào ruột trẻ, giúp làm mềm và phân hủy phân.

Tuy nhiên, cha mẹ hoặc người chăm sóc không nên cho trẻ uống nước trái cây lần đầu tiên mà không hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

2.7. Thao tác đo nhiệt độ trực tràng

Khi trẻ bị táo bón, việc đo nhiệt độ trực tràng của trẻ bằng nhiệt kế sạch, được bôi trơn như một cách kích thích trẻ sơ sinh đi ngoài hiệu quả nên có thể giúp trẻ đi tiêu phân dễ dàng.

Điều quan trọng là không nên sử dụng phương pháp này thường xuyên, vì có thể sẽ làm cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Em bé có thể bắt đầu không muốn đi tiêu nếu không có sự trợ giúp, hoặc có thể bắt đầu kết hợp việc đi tiêu với cảm giác khó chịu, dẫn đến quấy khóc hoặc quấy khóc nhiều hơn trong khi đo nhiệt độ trực tràng lúc thực sự cần thiết.

3. Khi nào trẻ chậm đi tiêu nên đến gặp bác sĩ?

Cha mẹ cần liên tục đánh giá về việc đại tiện của trẻ, như một phần của quá trình chăm sóc trẻ hằng ngày.

Theo đó, nên gọi bác sĩ nhi khoa nếu em bé không đi tiêu phân sau một hoặc hai ngày, dù đã áp dụng các cách kích thích trẻ sơ sinh đi ngoài nêu trên, hoặc trẻ có các dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Có máu trong phân
  • Bé có vẻ cáu kỉnh, khó chịu
  • Bé có vẻ đau bụng
  • Tình trạng táo bón của em bé không được cải thiện sau khi thực hiện các bước điều trị cơ bản

Việc điều trị thường bắt đầu bằng các biện pháp khắc phục không dùng thuốc tại nhà. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể khám cho em bé và kê đơn thuốc cho bé dễ đi ngoài, chẳng hạn như:

Tóm lại, trẻ táo bón có thể khiến trẻ khó chịu và cáu kỉnh, thậm chí là bỏ ăn và chậm lớn. Lúc này, cha mẹ cần chủ động áp dụng các cách kích thích cho trẻ sơ sinh đi ngoài. Nếu các triệu chứng không cải thiện, thậm chí là bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài, tốt nhất là nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của trẻ sơ sinh để có các phương án khác bổ sung để giúp trẻ đi ngoài thuận tiện hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

94.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan