Chiều cao, cân nặng bé gái 18 tháng tuổi

Sự tăng cân nặng và chiều cao theo tuổi được xem là một trong những yếu tố đánh giá tình trạng phát triển của trẻ. Do đó “chiều cao và cân nặng bé gái 18 tháng tuổi bao nhiêu” thì đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng và phát triển tốt nhất cho trẻ.

1. Sự phát triển của trẻ em ở giai đoạn 18 tháng tuổi

Trẻ 18 tháng tuổi được xem là giai đoạn phát triển nhiều về thể chất và trí tuệ. Quá trình phát triển thể chất bao gồm sự tăng cân nặng và chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, sự phát triển của bé gái 18 tháng tuổi và bé trai 18 tháng tuổi cũng được thể hiện qua nhiều kỹ năng như vận động, ngôn ngữ, phát triển nhận thức, khả năng giao tiếp và thể hiện cảm xúc.

Sự phát triển về kỹ năng vận động được thể hiện bằng việc trẻ có thể tự di chuyển, nhún nhảy bằng cách vịn vào các vật dụng trong nhà, nhiều bé đã có thể chạy mặc dù chưa vững hay có thể bị ngã. Trẻ cũng bắt đầu học được khả năng thả vật dụng ra khỏi tay có chủ ý, biết tự cởi quần áo ra hay giơ thẳng tay chân lúc mặc quần áo. Sự phát triển về kỹ năng vận động còn được thể hiện thông qua việc trẻ đã biết cách lật các trang sách, vẽ nguệch ngoạc và biết ném các đồ vật lên cao.

Ở giai đoạn 18 tháng tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển nhiều. Chúng được thể hiện thông qua việc trẻ bắt đầu bắt chước các từ mà cha mẹ hay người khác nói, biết sử dụng từ đơn thay cho một câu hoàn chỉnh. Cùng với đó trẻ đã có thể nói được khoảng 30 từ, sử dụng được các cụm từ đơn giản và hiểu được các khái niệm trên, dưới, tắt, nóng.

Bên cạnh sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé gái 18 tháng tuổi, quá trình phát triển nhận thức của trẻ cũng được tăng lên. Theo đó, trẻ đã bắt đầu có khái niệm về thời gian như nghỉ ngơi sau khi ăn trưa hay tắm trước khi đi ngủ. Trẻ bắt đầu chủ động khám phá các vật dụng xung quanh bằng cách sờ vào và di chuyển chúng (lắc, ném, đập); biết đặt đồ vật vào thùng và lấy ra lại; biết sắp đặt các hình khối và đồ chơi theo kích thước. Sự biểu đạt và cảm xúc của trẻ ở giai đoạn này cũng phát triển rõ rệt thông qua các cảm xúc thất vọng, giận dỗi khi không được đáp ứng một nhu cầu nào đó hay biểu lộ sự yêu thích với một số người và đồ vật, tỏ ra lo lắng khi không có cha mẹ hay người thân bên cạnh.

Cân nặng của bé gái 18 tháng tuổi
Cân nặng bé gái 18 tháng tuổi trung bình bao nhiêu kg là thắc mắc của nhiều cha mẹ

2. Chiều cao và cân nặng bé gái 18 tháng tuổi theo tiêu chuẩn

Chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ là mối quan tâm lớn nhất đối với cha mẹ, bởi lẽ đây là các chỉ số phản ánh sự phát triển về mặt thể chất của trẻ. Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về cân nặng và chiều cao hay không, bảng cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn theo độ tuổi do Tổ chức y tế thế giới công bố (WHO) là con số chính xác nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chiều cao tiêu chuẩn bé gái 18 tháng là khoảng 80,7cm (từ 74,9 cm – 86,5 cm) và cân nặng tiêu chuẩn khoảng 10,2 kg (trong khoảng từ 9,0 kg – 11,6 kg).

Trẻ em 18 tháng tuổi là giai đoạn cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Chế độ dinh dưỡng và môi trường bên ngoài là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cân nặng của trẻ. Chế độ ăn thiếu dưỡng chất sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng, chậm quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, cha mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống phù hợp với chiều cao, cân nặng hiện tại và theo từng giai đoạn, từ đó giúp trẻ đạt được mức cân nặng theo tiêu chuẩn chung.

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé gái 18 tháng tuổi

Các bậc cha mẹ thường đặt câu hỏi về chiều cao, cân nặng bé gái 18 tháng tuổi là bao nhiêu thì đạt chuẩn, để từ đó cha mẹ có thể xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp. Theo đó, trẻ ở giai đoạn này đã ăn được nhiều loại đồ ăn, thực phẩm khác nhau. Vì vậy, thiết lập một chế độ chăm sóc hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao và trí tuệ.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này cần chứa đủ 900 – 1400 calo mỗi ngày và cần đảm bảo đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm protein; glucid (đường, bột); lipid; nước; vitamin và chất khoáng.

Khẩu phần ăn cho trẻ 18 tháng tuổi gồm 3 bữa chính và 1 bữa phụ, khoảng cách giữa các bữa từ 3 – 4 giờ với đầy đủ các chất dinh dưỡng như sau:

  • Thực đơn bữa sáng nên cho trẻ ăn các thức ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn để có đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động trong ngày.
  • Cha mẹ nên giảm lượng thức ăn vào bữa tối để trẻ dễ tiêu, ăn không quá no sẽ giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ hơn.
  • Trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ, cha mẹ cần bổ sung trái cây, rau quả vì chúng có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất. Lượng rau quả cần thiết trong ngày từ 50 – 100 g.
  • Ngoài thức ăn là thịt mềm, cha mẹ cần luân phiên thay đổi với các loại thực phẩm có giàu canxi như cua đồng, tôm, cá, hến... và các loại thực phẩm tốt cho trí não như cá ngừ, cá hồi giúp bổ sung Omega 3, DHA... Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý bổ sung thêm rau và chất béo từ dầu ăn thực vật, mỡ cá vào thực đơn hàng ngày của trẻ.
Sự phát triển của bé gái 18 tháng tuổi
Sự phát triển của bé gái 18 tháng tuổi được thể hiện qua các kỹ năng

4. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ ở giai đoạn 18 tháng tuổi

Ở giai đoạn 18 tháng tuổi, trẻ đã có những bước phát triển hơn giai đoạn trước như đã biết đi, chạy, biểu lộ cảm xúc... Vì vậy, cha mẹ nên có một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 18 tháng tuổi như sau:

4.1. Giấc ngủ và chế độ phát triển

Để chiều cao và cân nặng bé gái 18 tháng đạt chuẩn, bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng. Hầu hết trẻ em vẫn còn hai giấc ngủ ngắn mỗi ngày, vì vậy cha mẹ nên tập cho bé có giấc ngủ dài, ngắn đúng giờ và khuyến khích trẻ ngủ trên giường riêng.

Cùng với sự phát triển về thể chất, cha mẹ nên có chế độ phát triển về trí tuệ cho trẻ như đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày, cho phép trẻ sờ, nói theo và chỉ đồ vật. Cha mẹ cũng nên chọn các sách có nhiều hình vẽ, màu sắc và chất liệu thú vị, đọc các bài thơ theo vần điệu và hát cùng với bé hay gọi tên các đồ vật một cách nhất quán, cho trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai nếu có sử dụng ngôn ngữ đó trong gia đình.

4.2. Giữ sức khỏe cho trẻ

  • Trẻ ở giai đoạn 18 tháng tuổi cần được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, vì vậy cha mẹ cần theo dõi sức khỏe và tiêm vắc-xin định kỳ cho trẻ theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần một ngày với bàn chải mềm, đầu nhỏ và không nên dùng kem đánh răng có chứa flour.
  • Cha mẹ nên bảo vệ da và mắt bé khỏi tia cực tím mặt trời, không nên đưa bé ra ngoài trong khoảng từ 10h sáng đến 3h chiều dù là vào mùa hè hay mùa đông.

Như vậy, chiều cao và cân nặng bé gái 18 tháng tuổi đạt chuẩn là sự kết hợp của chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và vận động phù hợp. Bên cạnh đó, bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan