Làm sao để biết trẻ bị viêm mũi xoang cấp?

Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Vĩnh Toàn - Bác sĩ Tai - Mũi - Họng, Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi. Tình trạng viêm này thường xảy ra sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dị ứng. Trẻ em ngay từ lúc sinh ra đã có xoang sàng và xoang hàm, từ 5-7 tuổi xoang bướm bắt đầu hình thành, từ 9 tuổi xoang trán bắt đầu hình thành, các xoang hoàn thiện dần đến lúc 19 tuổi, do vậy với trẻ nhỏ đa số là bị viêm xoang hàm và xoang sàng.

1. Theo thời gian diễn biến bệnh chia làm 4 loại viêm xoang

  • Viêm xoang cấp: Triệu chứng kéo dài ít hơn 4 tuần
  • Viêm xoang bán cấp: Triệu chứng kéo dài từ 4 tuần đến 12 tuần
  • Viêm xoang mạn: Triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần
  • Viêm xoang tái diễn: Tình trạng nhiễm trùng lặp đi, lặp lại từ 3 lần trở lên của các đợt viêm cấp mỗi năm
Trẻ viêm xoang
Vị trí các xoang của trẻ

2. Nguyên nhân gây viêm xoang cho trẻ và những yếu tố nguy cơ

Hai nguyên nhân chính của viêm xoang trẻ em đó là: Tình trạng nhiễm trùng của xoang thường xảy ra sau một đợt viêm đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh dẫn đến sự phù nề niêm mạc, bít tắc lỗ mở của các xoang dẫn đến tình trạng của nhiễm trùng và dị ứng gây ra niêm mạc phù nề, tăng tiết dịch nhầy.

  • Các nguyên nhân khác bao gồm:

+ Bất thường cấu trúc của mũi như vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, khối VA quá phát

+ Nhiễm trùng từ răng

+ Chấn thương mũi

+ Dị vật mũi

+ Bất thường bẩm sinh như tật khe hở môi miệng

+ Trào ngược dạ dày thực quản

Vẹo vách ngăn mũi
Hình ảnh mô tả vẹo vách ngăn mũi

3. Các dấu hiệu để nhận biết trẻ bị viêm xoang

  • Trẻ bị ngạt tắc mũi phải thở qua miệng
  • Chảy dịch mũi xanh- vàng
  • Hơi thở hôi
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Ho
  • Chảy dịch mũi sau
  • Mất ngửi
  • Trẻ quấy khóc
  • Đau quanh vị trí của xoang
Tre ho chảy nước mũi, uống thuốc không đỡ phải làm gì?
Trẻ xuất hiện triệu chứng ho

4. Trẻ có viêm xoang có nguy hiểm không

Tình trạng viêm xoang ở trẻ không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng:

  • Viêm tai giữa dẫn đến nghe kém, giảm khả năng phát triển ngôn ngữ và học tập
  • Viêm đường hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm phế quản
  • Biến chứng ổ mắt: Trẻ bị sốt cao, sưng tấy phần góc trong ổ mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, áp xe mí mắt, viêm túi lệ. Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến giảm thị lực thậm chí bị mù
  • Biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, dưới màng cứng, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang

5. Điều trị viêm xoang trẻ em như thế nào?

  • Tùy theo tình trạng viêm xoang, nguyên nhân, các yếu tố kết hợp mà lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau.
  • Kháng sinh thường được chỉ định khi tình trạng viêm xoang dai dẳng, diễn biến nặng lên, có nguy cơ biến chứng
  • Đối với trẻ có yếu tố về dị ứng: Phải điều trị về tình trạng dị ứng như kháng histamin, steroid khi cần thiết
  • Rửa mũi kết hợp thuốc co mạch giúp làm sạch các chất xuất tiết, đào thải bớt vi khuẩn, làm sạch các kháng nguyên và các yếu tố môi trường tác động
  • Điều trị các yếu tố đi kèm như : Hội chứng trào ngược, bất thường cấu trúc mũi xoang, nạo VA khi tình trạng viêm lặp đi lặp lại nhiều.
Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Trẻ được sử dụng phác đồ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

6. Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang

  • Sử dụng nước muối dạng xịt làm ẩm niêm mạc mũi cho trẻ
  • Trong môi trường khô nên sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Tránh khói thuốc lá chủ động và thụ động
  • Giữ trẻ tránh xa những đồ vật hoặc thú nuôi dễ gây dị ứng
  • Tránh tiếp xúc với người đang bị viêm đường hô hấp trên
  • Vệ sinh tay tốt
  • Hạn chế thời gian bơi trong bể bơi chứa Chlorine vì chlorine kích thích niêm mạc mũi xoang
  • Điều trị các bệnh nền như: Suy giảm miễn dịch, hội chứng trào ngược..
  • Nạo VA khi cần thiết.

Khám họng khám nhi
Cha mẹ nên đưa để đến gặp bác sĩ chuyen khoa Tai Mũi Họng
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan