Lưu ý khi dùng thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây ra. Biện pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định nhất là sử dụng thuốc bôi. Vậy thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?

1. Viêm bao quy đầu là gì?

Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em, chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về bệnh lý này.

Bao quy đầu nằm ở phần đầu dương vật, bao bọc bên ngoài nên có tác dụng bảo vệ cơ quan sinh dục nam. Trẻ bị viêm bao quy đầu có những triệu chứng như đau, sưng và khó chịu mỗi khi đi vệ sinh. Nếu phát hiện chậm trễ và điều trị muộn, viêm bao quy đầu có thể ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận sinh dục của trẻ, thậm chí có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, ung thư, vô sinh hoặc xuất tinh sớm... Những nguyên nhân gây viêm bao quy đầu:

  • Hẹp hoặc dài bao quy đầu: Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi về các loại thuốc bôi hẹp bao quy đầu vì đây là một nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm. Lúc mới sinh, dương vật và bao quy đầu gắn liền với nhau thành 1 thể thống nhất với mục đích bảo vệ tối đa phần quy đầu dương vật khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên tình trạng hẹp bao quy đầu tạo điều kiện tích tụ cặn bã hay chất bẩn, từ đó khiến tác nhân gây bệnh có cơ hội phát triển và gây ra tình trạng viêm bao quy đầu;
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Dương vật, quy đầu và bao quy đầu nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cũng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển do tích tụ chất cặn bã từ nước tiểu, bựa sinh dục. Việc vệ sinh bộ phận sinh dục ở trẻ nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ, do đó phụ huynh nên chú ý vấn đề này để bảo vệ sức khỏe của con tốt hơn;
  • Lộn bao quy đầu không đúng cách: Những trẻ có bao quy đầu bị hẹp, bác sĩ khuyên cha mẹ nên tự lộn tại nhà cho bé. Tuy nhiên, việc lộn bao quy đầu sai cách được xem là một nguyên nhân gây viêm bao quy đầu do làm tăng nguy cơ gây tổn thương như nứt hoặc rách da. Chính những tổn thương này có thể khiến bé dễ bị viêm bao quy đầu hơn;
  • Viêm niệu đạo: Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ mà nhiều phụ huynh không biết. Những thói quen sinh hoạt khiến trẻ nhỏ dễ bị viêm niệu đạo như nhịn tiểu, uống ít nước... và nếu không được điều trị có thể lây nhiễm đến bao quy đầu;
  • Thói quen mặc quần áo: Trẻ mặc quần áo quá chật, ẩm ướt hoặc dùng chung đồ với trẻ khác... là những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ.

2. Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì?

Khi thấy con có những triệu chứng của viêm bao quy đầu, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó biện pháp sử dụng thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em được bác sĩ chỉ định nhiều nhất.

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp điều trị này cần lưu ý nhiều vấn đề khác nhau, trong đó quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay có nhiều loại thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em được bác sĩ chỉ định sử dụng, bao gồm kháng sinh, kháng viêm hoặc chống phù nề... Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc cần phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Một số thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em:

  • Thuốc bôi viêm bao quy đầu Hydrocortisone 2.5%: Loại kháng viêm này được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như viên uống, thuốc mỡ hoặc kem bôi. Tuy nhiên phổ biến và thường được sử dụng nhất là thuốc bôi viêm bao quy đầu Hydrocortisone. Sản phẩm này có công dụng kháng viêm, giảm sưng đau và những biểu hiện khó chịu ở bao quy đầu. Bên cạnh nguyên nhân hay gặp nhất là do vi khuẩn thì thuốc bôi viêm bao quy đầu Hydrocortisone còn được sử dụng trong các trường hợp do vi nấm hoặc virus;
  • Nhóm thuốc bảo vệ da: Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em này thường có thành phần từ mỡ cừu, glycerin... với công dụng thích thích hình thành lớp da mới và hạn chế các triệu chứng khó chịu do tình trạng viêm gây ra. Loại thuốc này giúp hạn chế khô da, giảm triệu chứng ngứa ngáy và bỏng rát với ưu điểm không gây kích ứng nên có thể yên tâm khi sử dụng cho trẻ nhỏ;
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc bôi viêm quy đầu ở trẻ em không thể thiếu kháng sinh do vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh lý này. Một số loại kháng sinh được bào chế dưới dạng kem bôi có thể kể đến như Polymyxin, Chloramphenicol, Penicillin;
  • Thuốc kháng virus: Một số trường hợp viêm bao quy đầu do nguyên nhân virus sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng virus phù hợp. Một số loại thuốc bôi kháng virus hay được sử dụng là Famciclovir, Valacyclovir...;
  • Thuốc làm se da: Tác dụng của nhóm thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em này là làm đông protein tại vị trí bôi thuốc, nhờ đó trẻ sẽ không còn cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Các loại thuốc làm se da thường có thành phần oxit kẽm, calamine...

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em

Mặc dù những loại thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em dễ sử dụng, hiệu quả nhanh chóng nhưng để đảm bảo an toàn cha mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Không tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua và sử dụng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn, thậm chí khiến viêm bao quy đầu nặng và khó điều trị hơn;
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ;
  • Tuân thủ về liều lượng sử dụng thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Bên cạnh thuốc bôi trẻ nên kết hợp thêm các bệnh pháp điều trị khác như thuốc uống;
  • Quá trình sử dụng thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em nếu xuất hiện các tác dụng không mong muốn thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Không để thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em dính vào mắt, miệng... để tránh gây kích ứng;
  • Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em chỉ hiệu quả nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Những trẻ viêm nhiễm nặng hoặc tái phát nhiều lần có thể tham khảo các biện pháp điều trị khác, như cắt hoặc nong bao quy đầu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan