Lưu ý về gây mê hồi sức trong phẫu thuật ở trẻ em

Việc trẻ phải trải qua phẫu thuật đều có thể gây căng thẳng cho cả trẻ và bố mẹ. Nhiều phụ huynh rất lo lắng về tác hại của thuốc mê đối với trẻ. Nếu trẻ được phẫu thuật theo kế hoạch, bố mẹ cần lưu ý đến gây mê cho trẻ nhỏ.

1. Thuốc gây mê trong phẫu thuật cho trẻ em là gì?

Gây mê là thuốc được sử dụng để làm mất hoặc làm giảm cảm giác đau hoặc cảm giác của người bệnh khi đang phẫu thuật hoặc phải thực hiện các thủ thuật đau đớn khác (chẳng hạn như khâu vết thương). Thuốc gây mê được đưa vào người bệnh bằng cách uống hoặc qua khí hít, các loại thuốc gây mê khác nhau sẽ tác động đến hệ thần kinh theo nhiều cách khác nhau bằng cách chặn đường dẫn truyền của các xung thần kinh.

Tại các bệnh viện và trung tâm phẫu thuật, các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu sử dụng nhiều loại thuốc an toàn, hiện đại và công nghệ theo dõi cực kỳ sát sao nên đã giảm được tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm khi trẻ phải sử dụng thuốc gây mê.

2. Các lưu ý/câu hỏi thường gặp khi trẻ phải gây mê trong phẫu thuật

  • Gây mê có an toàn trẻ không?

Thuốc gây mê và thuốc an thần đều an toàn cho trẻ. Các bác sĩ gây mê nhi khoa đã tạo hực hiện hàng triệu ca gây mê cho trẻ em, ngay cả những trẻ ốm yếu nhất cũng phải trải qua các cuộc phẫu thuật cũng đã được cứu sống và thuốc gây mê đóng một vai trò quan trọng do giúp bé không cảm thấy đau và thoải mái trong quá trình phẫu thuật. Cùng giống như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc gây mê có một số nguy cơ nhất định, đặc biệt ở trẻ em và người già. Tuy nhiên, bố mẹ yên tâm, các bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi và sát sao để phát hiện các tác dụng phụ có thể gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

gây mê an thần
Các loại thuốc gây mê giúp bé thoải mái trong suốt quá trình phẫu thuật

  • Thuốc gây mê có ảnh hưởng đến bộ não của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của thuốc gây mê lên não của động vật trong hơn 20 năm qua. Trong khi động vật gây mê lâu hoặc lặp đi lặp lại gây mê có thể có vấn đề về hành vi sau này, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy thuốc gây mê nếu được sử dụng cẩn thận sẽ không ảnh hưởng đến não bộ như ảnh hưởng đến khả năng học tập hoặc hành vi của trẻ sau này.

  • Nên làm gì nếu trẻ cần phẫu thuật?

Bố mẹ nên thảo luận với bác sĩ nhi khoa về tất cả các rủi ro và lợi ích của phẫu thuật hoặc thủ thuật mà sẽ gặp phải. Bố mẹ cũng hiểu rằng thuốc gây mê và/hoặc thuốc an thần rất cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ em để ca phẫu thuật được thành công tốt đẹp.

Nếu không có rủi ro liên quan đến việc phải chờ đợi để phẫu thuật, có nghĩa là bệnh lý chưa đe dọa đến tính mạng hoặc trẻ phải cấp cứu), thì bố mẹ có thể cân nhắc chờ cho đến khi trẻ lớn hơn 3 rồi mới phẫu thuật. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tác động của thuốc mê đối với não giảm sẽ dẫn khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cần được bác sĩ tư vấn kỹ càng trước khi đưa ra quyết định này.

Tuân thủ các hướng dẫn về chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của trẻ trước khi phẫu thuật. Con bạn có thể sẽ không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì từ nửa đêm ngày hôm trước và có thể cần phải ngừng sử dụng một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng đang sử dụng.

  • Bác sĩ gây mê sẽ làm gì để trẻ được an toàn?

Bác sĩ gây mê nhi khoa được đào tạo đặc biệt sẽ sử dụng và theo dõi cẩn thận các loại thuốc gây mê để giúp trẻ đi vào giấc ngủ an toàn và thoải mái nhất có thể. Sau đó, Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu của trẻ và điều chỉnh thuốc khi cần thiết. Do đó, bố mẹ yên tâm là bác sĩ sẽ làm tất những việc có thể để giữ cho các dấu hiệu sinh tồn của trẻ ổn định và trẻ không bị đau.

Nhịp tim 95 nhịp/phút có cần điều trị không
Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của trẻ thường xuyên để đảm bảo an toàn

3. Các nguy cơ khi trẻ phải gây mê trong phẫu thuật

Thuốc gây mê ngày nay rất an toàn, tuy nhiên, một số trường hợp rất hiếm gặp các biến chứng như như rối loạn nhịp tim, khó thở, dị ứng thuốc và thậm chí tử vong. Các rủi ro phụ thuộc vào loại phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của trẻ và loại thuốc gây mê được sử dụng.

Hầu hết các biến chứng do thuốc gây mê có thể được ngăn ngừa bằng cách bố mẹ cần cung cấp cho bác sĩ gây mê thông tin đầy đủ trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại và quá khứ của trẻ, bao gồm các bệnh hoặc tình trạng khác như cảm lạnh gần đây hoặc các vấn đề khác như ngủ ngáy hoặc trầm cảm.
  • Hiện tại trẻ đang dùng thuốc nào gồm thuốc theo toa và không kê đơn, thực phẩm bổ sung hoặc thuốc có nguồn gốc thảo dược
  • Tình trạng dị ứng, đặc biệt là thực phẩm, thuốc hoặc latex
  • Tình trạng con bạn hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích
  • Trẻ hoặc người thân trước kia đã có phản ứng với thuốc gây mê

Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình phẫu thuật hoặc thủ thuật, bố mẹ cần trả lời đầy đủ và chính xác tất cả câu hỏi trên của bác sĩ gây mê. Khi bố mẹ có càng có nhiều thông tin sẽ giúp bình tĩnh hơn và trấn an cho bản thân và trẻ về ca phẫu thuật sắp diễn ra và sự an toàn của thuốc mê cho trẻ em.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tăng áp lực nội sọ tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan