Nguy cơ động kinh sau sốt co giật ở trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú, Bác sĩ Nguyễn Hùng Tiến - Bác sĩ Nội trú Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 6 tới 36 tháng tuổi khi sốt cao thường xuất hiện tình trạng co giật. Đây là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm vi khuẩn hay virus tấn công hoặc sau khi trẻ được tiêm chủng vacxin phòng ngừa sởi hay quai bị. Vậy sốt co giật có nguy hiểm không? Sốt co giật có ảnh hưởng đến não không hay nguy cơ động kinh sau sốt co giật ở trẻ là gì?

1. Sốt co giật là gì?

Sốt co giật ở trẻ nhỏ hay còn được gọi là co giật không động kinh, tức không liên quan tới bệnh lý thần kinh trung ương hay có rối loạn điện giả cấp tính. Tình trạng thường xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 6 tới 36 tháng, đặc biệt dễ xảy ra nhất với trẻ ở độ 2 tuổi. Những trẻ sốt trên 38 độ thường có nguy cơ co giật cao hơn. Nguy cơ tái phát co giật do sốt thường cao hơn khi độ tuổi càng nhỏ.

Triệu chứng sốt co giật:

Là khi trẻ bị sốt cao, xuất hiện thêm trạng thái co giật. Khi bị co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác, không kiểm soát được cơ thể, chân tay có những cơn co giật hoặc lắc mạnh do co thắt cơ trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thường khi trẻ sốt cao trên 38,9 độ, nếu không kịp thời hạ sốt rất dễ xảy ra co giật.

Khi bị co giật do sốt, trẻ không tự chủ được tiểu tiện, khó thở và cắn chặt răng, dễ cắn phải lưỡi, má trong.

Trẻ em bị sốt xảy ra tình trạng co giật không được gọi là bệnh động kinh, vì bệnh động kinh có triệu chứng điển hình là tình trạng co giật lặp lại và dù khi cơ thể không bị sốt vẫn bị co giật bình thường. Yếu tố di truyền là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ xuất hiện co giật mỗi khi sốt cao.

2. Sốt co giật có ảnh hưởng gì không?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị co giật do sốt cao không gây hại nên cha mẹ không cần sử dụng thuốc để ngăn ngừa xuất hiện các cơn co giật.

Dựa vào thời gian bị co giật ở trẻ, được chia thành 2 loại:

  • Co giật do sốt ở trẻ là đơn đơn giản nếu tình trạng co giật kéo dài thấp hơn 15 phút và không có tính chất khu trú, tức không kèm nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
  • Nếu cơn co giật do sốt phức tạp khi kéo dài trên 15 phút liên tục hoặc dừng lại tạm thời, lặp lại tình trạng co giật nhiều hơn 1 lần trong ngày, có tính chất khu trú. Loại này rất nguy hiểm, vì co giật lâu có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng thần kinh trung ương nguyên phát, gây bệnh lý cấu trúc hoặc chuyển hoá. Nếu tình trạng co giật lặp lại có thể trẻ đang bị rối loạn nặng hơn hoặc bị động kinh.

Vì vậy, nếu trẻ lên cơn co giật từ 10 phút trở nên, cha mẹ cần phải đưa trẻ nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trẻ sốt sau tiêm vắc-xin 5 trong 1
Thời gian sốt kéo dài ở trẻ có thể gây nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý chăm sóc con

3. Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không?

Theo nghiên cứu, nguy cơ trẻ bị động kinh sau sốt co giật là khoảng 2%. Tỷ lệ này thường xảy ra với những trẻ trong gia đình có người từng bị co giật do sốt (yếu tố di truyền), có vấn đề về thần kinh,...

Nếu trẻ chỉ bị sốt co giật đơn thuần thì cha mẹ không cần quá lo lắng, do nguy cơ tử vong, ảnh hưởng não hay suy giảm nhận thức gần như không có. Sốt co giật ảnh hưởng tới não, suy giảm nhận thức chỉ xảy ra khi trẻ bị sốt co giật phức tạp (thời gian co giật trên 15 phút), không kịp thời xử trí.

4. Có nên cho trẻ nhỏ uống thuốc chống giật khi bị sốt cao không?

Hầu hết trẻ bị co giật do sốt cao thông thường thì không cần cho uống thuốc chống co giật. Chỉ những trường hợp sau cha mẹ mới cho uống:

  • Trẻ từng bị co giật khi sốt lúc nhỏ và thường bị tái phát
  • Trẻ co giật khi bị sốt đi kèm những bất thường về thần kinh
  • Trẻ bị co giật khi sốt loại phức tạp

Về cơ bản, có thể sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ uống để giúp bé hạ thân nhiệt, dễ chịu và tránh nguy cơ bị co giật nếu ở loại đơn thuần. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị co giật phức tạp, nhiều trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt vẫn không có tác dụng, trẻ vẫn bị co giật bình thường.

Trẻ uống thuốc
Cha mẹ chỉ nên cho trẻ nhỏ uống thuốc chống giật theo hướng dẫn của bác sĩ

5. Cần làm gì khi trẻ bị bị co giật khi sốt?

Cha mẹ lưu ý, khi trẻ bị sốt co giật nên thực hiện theo các bước sau:

  • Nới lỏng quần áo trẻ
  • Đặt trẻ tư thế nằm nghiêng bên trái, kê gối để tránh bị nghẹn đờm ở cổ
  • Đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn, không nên cho uống thuốc
  • Theo dõi thời gian trẻ bị co giật, nhanh chóng gọi cấp cứu nếu sau 10 phút tình trạng co giật vẫn tiếp diễn.

Để tránh trẻ bị co giật khi sốt, tốt nhất cha mẹ cần để ý, tránh để trẻ bị sốt quá cao và nhiệt độ cơ thể quá nóng. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, nên cho uống nhiều chất lỏng và cho ăn đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho sức khỏe.

Sốt là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thông thường đến khoảng 5 tuổi, sốt co giật ở trẻ gần như không còn. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý, khi con có biểu hiện sốt cao cần đưa con tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dễ mắc phải như: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa ở trẻ,....Với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn cùng trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị trở nên nhanh gọn giúp trẻ sớm ổn định về mặt sức khỏe. Do đó, bệnh viện là địa chỉ thăm khám tin cậy của nhiều bậc cha mẹ hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan