Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt - Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Răng sữa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của vị trí răng vĩnh viễn nối tiếp. Nếu nhổ răng sữa chưa lung lay hay nhổ răng quá sớm hoặc giữ nguyên vị trí quá lâu có thể ảnh hưởng xấu đến hình thức mọc và sự sắp xếp của răng vĩnh viễn sau đó. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc nhổ răng sữa cho bé tại nhà.

1. Trình tự thay răng sữa của trẻ

Răng sữa thường tự rụng và được thay thế ở một độ tuổi nhất định. Các độ tuổi này có thể khác nhau một chút ở mỗi trẻ nhưng nên tuân theo một trình tự thay răng sữa theo khuôn mẫu nhất định tương ứng với thứ tự mọc răng vĩnh viễn. Nếu trẻ bắt đầu thay răng khác với trình tự mọc răng vĩnh viễn bình thường, điều này có thể khiến hàm răng bị chen chúc trong miệng hoặc mọc lệch lạc. Ngược lại, nếu một đứa trẻ thay răng muộn hơn so với lịch trình bình thường, điều này lại có thể làm trì hoãn quá trình mọc răng vĩnh viễn hoặc khiến răng vĩnh viễn hiện tại dịch chuyển sang vị trí không phù hợp.

Răng sữa thường tự rụng ở các độ tuổi như sau:

  • Răng cửa trung tâm hàm dưới và hàm trên sẽ rụng khi trẻ được sáu đến tám tuổi. Sau đó sẽ đến lượt của răng cửa bên.
  • Răng nanh dưới và răng hàm đầu tiên sẽ rụng khi trẻ được tám đến mười tuổi.
  • Sau khi rụng mất răng hàm đầu tiên, răng nanh hàm trên sẽ đến lượt và sau đó là răng hàm trên, răng hàm dưới.

Dù vậy, nếu răng sữa bị hư hại hoặc bắt đầu sâu răng, có thể cần phải nhổ răng để bảo vệ sức khỏe nướu và giảm đau cho trẻ. Tuy nhiên, nhổ răng sữa trước khi răng vĩnh viễn mọc lên có thể tạo điều kiện cho các răng xung quanh dịch chuyển để lấp đầy khoảng trống. Để giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên các bác sĩ chỉnh nha thường khuyên cha mẹ nên áp dụng thêm các phương pháp khác để khoảng trống được lấp đầy tự nhiên cho đến khi răng vĩnh viễn mọc vào, ví dụ như dùng răng giả hoặc hàm giữ khoảng nếu hơn ba tháng trôi qua từ khi mất răng sữa đến khi mọc răng vĩnh viễn.

2. Khi nào cần phải nhổ răng sữa?

Nếu nhổ răng sữa vào thời điểm thích hợp thì trẻ có thể ngăn ngừa các biến chứng hàm răng mọc lệch sau này. Các biện pháp chỉnh nha sau này cần thực hiện như kéo răng sẽ không giải quyết được vĩnh viễn các vấn đề răng bị chen chúc một cách rõ ràng. Dù vậy, can thiệp điều chỉnh này vẫn có thể giúp bác sĩ chỉnh nha phần nào hướng dẫn các mô hình phát triển của răng vĩnh viễn để có thể tránh được các thủ thuật và phẫu thuật xâm lấn hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có cách phát triển khác nhau. Cha mẹ và bác sĩ chỉnh nha nên thảo luận về tất cả các biện pháp khắc phục có thể xảy ra đối với các biến chứng ở trẻ em trước khi đưa ra quyết định nhổ răng sữa.

3. Nếu chủ động nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không?

Trẻ em có giai đoạn mọc răng sữa trước, sau đó sẽ rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn là có lý do. Khi khung xương hàm của con phát triển và trưởng thành, răng sữa sẽ rụng và tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc vào. Nếu không có răng sữa, răng trưởng thành của trẻ sẽ không mọc đúng vị trí của chúng, có thể dẫn đến răng khấp khểnh hoặc mọc chen chúc.

Răng sữa thông thường không cần phải nhổ, đồng thời việc nhổ bỏ một hoặc một vài chiếc răng sữa của con lại có thể gây căng thẳng cho cả cha mẹ và con cái. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra các biến chứng do nhổ răng sữa, nhưng sau đây là một số vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra sau khi nhổ răng sữa cho trẻ, nhất là nếu nhổ răng sữa chưa lung lay:

  • Viêm huyệt ổ răng khô

Khi nhổ răng, cục máu đông sẽ sớm hình thành trên khu vực bề mặt nướu để bảo vệ vết thương và bắt đầu quá trình chữa lành. Tuy nhiên, trong một tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp, cục máu đông có thể bị bong ra, khiến vết nhổ lộ rõ ra ngoài.

  • Viêm huyệt ổ răng khô thường đau đớn và xảy ra trong vòng ba ngày sau khi nhổ răng. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi của cha mẹ là nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không.

May mắn thay, viêm huyệt ổ răng khô có thể được điều trị bởi nha sĩ ( lúc này bạn hãy cho trẻ súc miệng nhiều lần bằng nước muối sinh lý vào huyệt ổ răng), vì vậy đừng ngần ngại liên hệ với nếu con kêu đau ở miệng hoặc mặt không thuyên giảm sau khi nhổ răng.

  • Nhiễm trùng:

Nhiễm trùng là một biến chứng hiếm gặp khác khi nhổ răng sữa tại nhà, nhất là nhổ răng sữa khi chưa lung lay nhiều, nhổ không đúng cách và không đảm bảo vệ sinh. Theo đó, vị trí nơi chiếc răng bị nhổ bỏ có thể bị nhiễm trùng và có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau có thể lan ra mặt, tai hoặc cổ. Có thể sốt
  • Đỏ hoặc sưng ở một bên của khuôn mặt nơi chiếc răng đã được loại bỏ.
  • Miệng trẻ nặng mùi hoặc trẻ thấy có mùi vị khó chịu trong miệng.

Nếu nghi ngờ miệng của con không lành hẳn hoặc chúng bị nhiễm trùng, cha mẹ hãy liên hệ với nha sĩ càng sớm càng tốt.

  • Tổn thương thần kinh

Đối với trẻ em bị nhổ răng sữa ở hàm dưới, có thể bị tổn thương dây thần kinh, mặc dù rất hiếm khi xảy ra. Nguy cơ này sẽ càng tăng lên nếu cha mẹ chủ động nhổ răng sữa chưa lung lay.

Tổn thương dây thần kinh hầu như luôn chỉ là tạm thời và sẽ tự khỏi khi vết thương lành và miệng của con trở lại bình thường. Các triệu chứng có thể bao gồm tê vùng quanh răng hoặc thậm chí tê môi. Nếu nghi ngờ con mình bị tổn thương dây thần kinh sau khi nhổ răng sữa, hãy liên hệ nha sĩ sớm.

Tóm lại, khi thắc mắc răng sữa không lung lay có nên nhổ, điều này chứng tỏ cha mẹ có quan tâm đến quá trình thay răng của con. Một chiếc răng sữa tự nhiên sẽ tự rụng đúng thời điểm khi lung lay nhiều, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, biện pháp chủ động nhổ răng cho trẻ có thể khuyến khích để giúp trẻ có hàm răng đều đẹp. Nên thực hiện tại nha sĩ, vừa giúp giảm đau đớn quá mức cho trẻ, vừa giúp bảo quản chiếc răng đúng tiêu chuẩn để có thể lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ. Đây được xem là một quyết định sẽ đem lại cơ hội cứu chữa nhiều bệnh lý nan y cho trẻ trong tương lai nếu chẳng may mắc phải, khi liệu pháp tế bào gốc ngày càng phát triển như một “chìa khóa vạn năng” đối với các bệnh lý ác tính.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: carlyleortho.com; ctkidsdentist.com; kidsfirstdentalmartinsville.com; yourdentalhealthresource.com; www.toothbank.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan