Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em


Bài viết được viết bởi bác sĩ Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Việc ăn uống bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều tốt, có khả năng thực phẩm bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, và trong một số trường hợp, gây ngộ độc thực phẩm.

1. Viêm dạ dày ruột ở trẻ

Còn được gọi là tiêu chảy nhiễm khuẩn, viêm dạ dày ruột là một bệnh nhiễm trùng của hệ thống tiêu hóa. Người ta còn được biết đến cái tên “cúm dạ dày”, nhưng đây không phải thuật ngữ y học.

Trong trường hợp tiêu chảy nhẹ, trẻ chỉ cần bù nước và điện giải đầy đủ. Nhưng nếu trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng, cần được khám và điều trị theo đơn của bác sĩ.

2. Các loại ngộ độc thực phẩm

Staphylococcus aureus
Trường hợp nhiễm Staphylococcus có thể gây nôn và tiêu chảy.

Dưới đây là một số loại ngộ độc thực phẩm dựa trên các sinh vật gây bệnh:

  • Viêm ruột do Campylobacter: Nhiễm vi khuẩn gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Tả: Nguyên nhân do nước bị ô nhiễm, có thể dẫn đến tiêu chảy và mất nước.
  • Viêm ruột do E. coli: Do vi khuẩn E. coli gây ra, nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng trong một số trường hợp.
  • Nhiễm Staphylococcus: Nhiễm khuẩn nhẹ gây nôn và tiêu chảy.
  • Nhiễm khuẩn Salmonella: Nhiễm vi khuẩn thường xảy ra gây tiêu chảy, đau quặn bụng và sốt.

3. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột

  • Rửa tay: Khi trẻ ra ngoài trời, có hoặc không có bố mẹ, chúng có xu hướng chạm vào mọi thứ - những vật chứa vi khuẩn. Vi khuẩn vào cơ thể trẻ qua đường miệng và gây nhiễm trùng đường ruột. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sẽ giúp tránh vi khuẩn.
Lưu ý khi rửa tay sát khuẩn cho bé
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước cho trẻ sẽ giúp tránh vi khuẩn

  • Đảm bảo chất lượng thực phẩm: Đảm bảo rằng con bạn tránh ăn thực phẩm bên ngoài mà không chắc chắn về vệ sinh và chất lượng. Luôn khuyến khích trẻ chỉ ăn thực phẩm nấu chín, tự gia đình chế biến. Thực phẩm tại các quầy hàng được làm với số lượng lớn và có thể được giữ trong một thời gian dài trước khi được phục vụ. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm thực phẩm.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt: Hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngay cả trong các lễ hội, trẻ em cần được khuyến khích ăn uống lành mạnh. Cha mẹ cần theo dõi lượng đường của trẻ, vì quá nhiều cũng có thể gây tiêu chảy. Tránh ăn đồ ngọt được làm bằng chất tạo màu / chất phụ gia / chất tăng cường vị giác. Khi làm đồ ngọt ở nhà, tránh sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, thay vào đó sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như đường thốt nốt, trái cây, mật ong, chà là và quả sung, thay vì đường.
  • Hạn chế nước trái cây đóng hộp: Đừng để trẻ sử dụng quá nhiều nước trái cây đóng hộp. Những loại nước ép này có chứa chất làm ngọt nhân tạo và hương vị. Thay vào đó, trẻ em nên được cung cấp nước trái cây tươi.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan