Sự phát triển của trẻ ở tuần 52 sau sinh

Trẻ ở tuần 52 sau sinh là mốc để bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong những năm tiếp theo, tốc độ phát triển có giảm bớt nhưng trẻ vẫn tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ, vận động và kỹ năng xã hội.

1. Sự phát triển của trẻ 52 tuần tuổi

Bé được 52 tuần tuổi là chính thức bé đã được 1 tuổi. Lúc này, trẻ đang dần tập cho bản thân trở nên độc lập hơn, được thể hiện qua những thay đổi sau:

  • Trẻ di chuyển dễ dàng hơn
  • Trẻ có thể hiểu nhiều hơn lời bạn nói
  • Trẻ có thể tự nói được một hoặc một vài từ

Trong năm tới, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ tiếp tục được cải thiện. Trẻ tập giao tiếp với mọi người xung quanh bằng cách sử dụng các cử động chân tay và các từ ngữ bập bẹ, ví dụ “wah” có nghĩa là “water”. Thể chất của trẻ cũng phát triển rất nhanh, trẻ từ tập đi có thể đi loạng choạng, chạy và nhảy.

Bé ở tuần 52 đã hiểu rõ bản thân là một cá thể riêng biệt, được nhận sự nuôi dưỡng đặc biệt từ gia đình. Theo thời gian, tính cách của trẻ tiếp tục được hoàn thiện, trẻ ít gặp khó khăn hơn khi giao tiếp với người lạ và có thể rời xa bạn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào, trẻ vẫn luôn khao khát tình yêu và sự khích lệ từ bố mẹ.

trẻ 18 tháng tuổi
Bé được 52 tuần tuổi là chính thức bé đã được 1 tuổi

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 52 tuần tuổi

Ở giai đoạn 52 tuần tuổi, các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trẻ đã có thể ăn các món ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bổ sung năng lượng phục vụ cho các hoạt động vui chơi. Cha mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:

  • Thành phần dinh dưỡng: Các bà mẹ nên đảm bảo bữa ăn nhẹ có chứa hỗn hợp carbsprotein lành mạnh như một ít sữa chua với ngũ cốc nguyên hạt, phô mai và chuối.
  • Cách giảm nguy cơ béo phì: Vấn đề cân nặng thường bắt đầu ở tuổi tập đi, vì vậy, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng ở giai đoạn này. Bạn nên đặt thức ăn lên bàn rồi cho trẻ ăn đến lúc no trẻ sẽ tự dừng lại, thay vì vừa chơi vừa cho trẻ ăn, trẻ sẽ chỉ nhai ngấu nghiến cho qua thời gian.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng các bậc cha mẹ nên đợi đến khi trẻ được 12 tháng tuổi mới cho trẻ uống sữa tươi vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ mới hoàn thiện để tiêu hóa sữa đúng cách.

Cai sữa mẹ có thể gặp khó khăn, trong khi ở độ tuổi này trẻ có xu hướng thích uống sữa công thức. Để cai sữa hiệu quả, các bà mẹ hãy thử trộn sữa mẹ cùng sữa bò trong một cốc nhỏ, sau đó từ từ cho ít sữa mẹ hơn cho đến khi chuyển hẳn sang sữa bò.

Ngoài ra, hãy chắc chắn bạn cho con uống sữa nguyên chất, không phải sữa tách béo vì trẻ chập chững biết đi cần thêm chất béo trong chế độ ăn.

Khi nào trẻ nên dùng sữa tươi
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng các bậc cha mẹ nên đợi đến khi trẻ được 12 tháng tuổi mới cho trẻ uống sữa tươi

3. Sẵn sàng tâm lý sinh đứa con tiếp theo

Khi trẻ được 1 tuổi, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về việc sinh thêm đứa con thứ 2. Các bác sĩ khuyên rằng con cái nên được sinh cách nhau ít nhất 1 năm để người mẹ có thời gian hồi phục. Điều này phù hợp với những gia đình muốn sinh dày.

Nuôi con gần tuổi nhau có thể mang lại nhiều trải nghiệm thú vị: Trẻ cùng trải qua các giai đoạn phát triển, chia sẻ đồ chơi, luôn có bạn để chơi cùng. Cho dù đã sẵn sàng cho kế hoạch sinh con hay chỉ mong muốn tiếp tục nuôi con khôn lớn, thì các trải nghiệm trong những năm tiếp theo đều có nhiều điều đáng mong đợi.

Ở tuần tuổi 52, trẻ chính thức đánh dấu mốc trở thành trẻ “có tuổi”, cũng từ giai đoạn này trẻ có thể bắt đầu đi lớp, khám phá thế giới xung quanh nên các bậc cha mẹ cần quan sát, theo dõi để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parents.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

372 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan