Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 12 đến 18 tháng

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và thể chất. Do đó, đối với trẻ 12 đến 18 tháng tuổi, để trẻ ngủ ngon và duy trì tốt sức khỏe, bạn cần sắp xếp và thực hiện giờ ngủ và các hoạt động vui chơi theo đúng thời gian biểu.

1. Thói quen ngủ của trẻ 12 đến 18 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng ngủ bao lâu? Trẻ cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày, 11 giờ vào buổi đêm và 3 giờ còn lại ở dạng ngủ trưa với 2 giấc ngủ ngắn.

Khi trẻ được 18 tháng tuổi, gia đình có thể thay đổi thói quen ngủ của trẻ sang một giấc ngủ ngắn kéo dài từ 90 phút đến 3 giờ vào buổi chiều. Hình thức ngủ này có thể duy trì cho đến khi trẻ được 4 - 5 tuổi.

Việc thay đổi thói quen ngủ từ hai giấc ngủ ngắn sang một giấc ngủ ngắn có thể gặp khó khăn. Gia đình nên bắt đầu bằng cách cho trẻ ngủ xen kẽ một lần ngủ trưa và hai lần ngủ trưa, tùy thuộc vào thời lượng ngủ vào đêm trước đó. Ngoài ra, vào hôm ngủ 1 giấc buổi trưa, nên cho trẻ ngủ trưa sớm hơn mọi ngày sẽ giúp tăng hiệu quả.

thời gian ủ bệnh corona
Trẻ 12 tháng tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày

2. Cách thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 12 đến 18 tháng

Trẻ từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi rất dễ chống đối với việc đi ngủ. Do đó, để giúp trẻ ngủ ngon, các bậc cha mẹ cần tuân thủ những phương pháp sau:

2.1. Luôn cho trẻ ngủ đúng giờ vào ban đêm

Thói quen ngủ đều đặn giúp trẻ thoải mái vào cuối ngày và sẵn sàng cho giấc ngủ. Nếu trẻ muốn chạy nhảy để giảm bớt năng lượng dư thừa, hãy để trẻ thực hiện. Sau đó cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng hơn, tắm và kể chuyện trước khi đi ngủ.

Duy trì thói quen ngủ của trẻ ngay cả khi bạn vắng nhà. Trẻ mới biết đi thích sự nhất quán về giấc ngủ và các hoạt động thể chất.

2.2. Tuân thủ lịch trình hàng ngày, kể cả giờ ngủ trưa

Thiết lập và tuân thủ thời gian ngủ trưa như một phần của thời gian biểu hàng ngày cho trẻ. Nếu trẻ ngủ trưa, ăn, chơi và chuẩn bị đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, trẻ sẽ dễ ngủ hơn.

2.3. Đảm bảo trẻ có thể tự đi vào giấc ngủ

Việc để trẻ tự ngủ mỗi đêm rất quan trọng. Bạn nên cân nhắc việc tránh thực hiện các hành động can thiệp khi trẻ tỉnh giấc vào ban đêm như hát ru, đung đưa trẻ.

rèn trẻ tự ngủ ngon cả đêm
Cha mẹ nên để bé tự đi vào giấc ngủ và tránh can thiệp khi trẻ thức đêm

3. Trẻ 12 - 18 tháng tuổi không muốn đi ngủ là do đâu?

Khi được 12 - 18 tháng, trẻ đang trong giai đoạn tập đi. Việc hào hứng với kỹ năng mới này và muốn luyện tập thường xuyên, có thể làm trẻ không muốn đi ngủ.

Nếu trẻ không chịu đi ngủ, bạn nên để trẻ trong cũi trong vài phút để lấy lại bình tĩnh. Nếu không, bạn có thể xem xét sử dụng một số biện pháp khác.

Đưa trẻ vào phòng, tắt đèn và đừng đứng lại quá lâu. Hoặc nếu lo lắng, bạn có thể đứng ngoài cửa, đi vào khi trẻ gọi rồi đi ra nhanh, mỗi lần vào lại đứng càng xa trẻ cho đến khi trẻ ngủ.

Nếu trẻ thức giấc và không thể đi ngủ trở lại, bạn nên vào kiểm tra hoặc an ủi trẻ. Nếu trẻ khóc đòi bạn ở lại, hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ ban đêm là để ngủ.

4. Khi nào cần khám bác sĩ?

Khó ngủ thường gặp ở trẻ em, và đôi khi bạn chỉ cần kiên nhẫn chờ trẻ tự ngủ. Nhưng nếu trẻ có các biểu hiện khó ngủ và buồn ngủ vào ban ngày, khó thở hoặc ngáy to, bạn nên đưa trẻ đi khám để loại trừ các vấn đề sức khỏe như chứng ngưng thở khi ngủ.

Trẻ khó ngủ
Khó ngủ là tình trạng thường gặp ở trẻ em giai đoạn 12-18 tháng

Thiết lập thói quen lành mạnh cho trẻ ngủ là điều rất quan trọng, vì giấc ngủ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp trong bài viết trên để hình thành đồng hồ sinh học cho trẻ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

54.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan