Trẻ 7 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường?

Việc trẻ 7 tháng ăn ngủ, vui chơi là vấn đề luôn được các bậc cha mẹ quan tâm. Thời điểm 7 tháng, nguồn sinh dưỡng chủ yếu cho trẻ là sữa mẹ. Tuy nhiên, có những trẻ gặp tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, có trẻ lại bị táo bón và khó đi ngoài khiến cho bạn vô cùng lo lắng. Vậy trẻ 7 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường?

1. Trẻ 7 tháng 1 ngày đi ngoài mấy lần là bình thường?

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ chủ yếu là bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, ngoài ra cũng đang dần được các mẹ tập ăn dặm. Quá trình bạn tập cho trẻ ăn dặm cũng khiến phân của trẻ bắt đầu thay đổi. Vậy trẻ 7 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường?

Thông thường, những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đi đại tiện khoảng 5 lần/ ngày, phân có màu vàng tươi và mềm lỏng. Đối với trẻ bú sữa công thức sẽ đi đại tiện ít hơn bú sữa mẹ, phân có màu vàng đậm và mùi phân khá khó chịu. Bởi vì trong hàm lượng dinh dưỡng của sữa công thức cao hơn nhiều so với sữa mẹ, nên hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động nhiều hơn khiến phân trẻ có mùi nặng hơn bình thường.

Khi bạn cho trẻ tập ăn dặm vào tháng thứ 7 cũng khiến việc đi ngoài của trẻ có sự thay đổi. Thường trẻ sẽ đi ngoài ít hơn, phân có mùi nặng và đặc thành khuôn. Có những trẻ chỉ đi ngoài từ 1-2 lần/ ngày. Nhưng có những trẻ chỉ đi 1 lần/ ngày hoặc vài ngày mới đi 1 lần. Tuy nhiên, nếu trẻ đi vệ sinh ít nhưng trẻ vẫn ăn và chơi bình thường, không thấy mệt mỏi và khó khăn khi đi vệ sinh thì bạn không cần quá lo lắng.

2. Trẻ 7 tháng 1 ngày đi ngoài mấy lần là bất thường?

Trẻ 7 tháng đi ngoài như thế nào là bất thường? Trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần phải làm sao và trẻ đi ngoài ít có đang gặp tình trạng gì bất thường không là những thắc mắc của các bậc phụ huynh khi con đang ở giai đoạn này.

2.1. Trẻ 7 tháng đi ngoài ít lần trong ngày

Nếu trẻ đi ngoài với tần suất quá ít và có những biểu hiện bất thường như sau thì có thể trẻ bị táo bón:

  • Trẻ đi ngoài trong tuần ít hơn 2 lần/ 1 tuần;
  • Phân của trẻ khô cứng, khuôn phân hơi to;
  • Trẻ ngồi rất lâu nhưng không thể đi ngoài được. Mỗi lần đi có thể đến 25 - 30 phút;
  • Trẻ thường quấy khóc mỗi khi đi ngoài;

Trẻ bỏ bú, lười ăn hoặc mệt mỏi.

2.2. Trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tình trạng trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều hơn mức bình thường là 5 lần/ ngày. Trẻ gặp tình trạng phân lỏng có nước, hơi nhầy có sủi bọt, môi và da trẻ nhợt nhạt,... thì có thể trẻ bị tiêu chảy. Khi trẻ có những dấu hiệu như môi và da khô, mắt lờ đờ chứng tỏ trẻ đang bị mất nước, bạn cần bù nước cho trẻ bằng cách tăng cữ bú lên và có thể sử dụng bù nước điện giải bằng dung dịch oresol cho trẻ.

3. Những lưu ý khi trẻ bị táo bón

Dưới đây là một số lưu ý khi trẻ gặp phải tình trạng táo bón:

  • Tăng cường cho trẻ bú nhiều và bổ sung thêm nước: Trẻ 7 tháng tuổi có nhu cầu nước 100ml trên mỗi kg trong 1 ngày (bao gồm cả sữa). Nếu trẻ chưa ăn dặm tốt bạn có thể ép hoa quả ra lấy nước để cho trẻ uống. Bên cạnh đó, trẻ 7 tháng tuổi chỉ nên cho ăn ngày 1 - 2 bữa ăn dặm để giúp trẻ dễ tiêu hóa, phân mềm và dễ đi vệ sinh hơn.
  • Lựa chọn sữa công thức phù hợp: Trong quá trình sử dụng sữa công thức, nếu trẻ có những biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ,.. thì bạn nên thay đổi loại sữa khác. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm được sản phẩm sữa tốt cho con. Cùng kết hợp với việc pha sữa đúng cách, đúng tỷ lệ nước được hướng dẫn trên vỏ hộp.
  • Khuyến khích cho trẻ vận động nhẹ nhàng, giúp tăng tuần hoàn để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên cung cấp đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ, cân bằng chế độ dinh dưỡng, xen kẽ rau xanh với thịt, hải sản. Tránh tình trạng thiếu chất xơ hoặc dư thừa chất đạm, protein.

4. Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón khi nào nên cho trẻ đi khám?

Bạn cần chú ý những biểu hiện bất thường của trẻ khi bị táo bón. Nếu quá trình táo bón diễn ra với thời gian dài, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất:

  • Trẻ bị chướng bụng, buồn nôn, đau bụng và quấy khóc liên tục;
  • Trẻ chậm tăng cân trong vài tháng liền;
  • Khó đi vệ sinh và trong phân có lẫn máu;
  • Hậu môn của trẻ bị rách, đỏ tấy, sưng phồng, trĩ,..

Ngoài ra, nếu tình trạng bé 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày đã can thiệp nhưng vẫn không thấy thuyên giảm. Trẻ xuất hiện những triệu chứng da nhợt nhạt, mệt mỏi, mắt lờ đờ, không chơi,.. bạn cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Qua bài viết trên, bạn đã có đáp án cho câu hỏi: “Trẻ 7 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường?”. Để tình trạng đi vệ sinh của trẻ được cải thiện tốt. Bạn nên tập cho trẻ những thói quen tốt như đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày (buổi sáng sau khi ngủ dậy là tốt), ăn nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ, hoạt động thể chất nhẹ nhàng,.... Nếu tình trạng táo bón hoặc đi ngoài kéo dài, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan