Trẻ ho nhiều ngày không khỏi phải làm sao?

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, trong đó phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp. Khi trẻ bị ho lâu ngày không khỏi, ngoài việc theo dõi và chăm sóc cẩn thận, các bậc phụ huynh cũng nên đưa bé đi khám sớm để trẻ được điều trị đúng bệnh, tránh gây kháng thuốc hoặc tình trạng bệnh nặng hơn.

1. Trẻ ho lâu ngày không khỏi là do đâu?

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như môi trường sống, sức đề kháng của trẻ và chăm sóc không đúng cách từ phụ huynh.

Việc sống trong môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ hô hấp, khiến trẻ ho mãi không khỏi. Sức đề kháng của trẻ yếu hơn những trẻ khác có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thiếu chủng ngừa các bệnh đường hô hấp như vắc xin phòng Hib, vắc xin Phế Cầu, vắc xin 6.1.

Ngoài ra, ho nhiều ngày không khỏi ở trẻ còn đến từ việc chăm sóc không đúng cách của phụ huynh. Việc kiêng ăn uống quá mức trong quá trình điều trị, uống thuốc không tuân thủ giờ giấc, uống thuốc không kéo dài đủ ngày theo đơn của bác sĩ, có thể khiến tình trạng ho của trẻ vẫn tiếp tục dai dẳng.

Một số tình trạng bệnh cũng có thể gây ho ở trẻ, việc bệnh không được điều trị khiến triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày không khỏi. Trong đó có một số bệnh điển hình như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Căn bệnh ngày thường gây ra tình trạng ho kéo dài trên 1 tuần kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi.
  • Hen phế quản: Trẻ dưới 3 tuổi bị hen phế quản thường có triệu chứng ho kéo dài, ho khan xuất hiện theo từng đợt, kèm theo tức ngực và thở rít sau khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, lông thú, khói thuốc, khí thải.
  • Chảy dịch mũi sau: Xảy ra khi khi sản sinh lượng chất nhầy quá nhiều sau dị ứng hoặc nhiễm virus. Nó thường gây ho kéo dài, ho thường có tính chất nặng hơn vào ban đêm. Ngoài ho kéo dài, một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo gồm ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa cổ, hắt hơi.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Ho mãn tính có thể xảy ra ở những trẻ bị trào ngược dạ dày - thực quản, tình trạng ho thường nặng hơn khi trẻ nằm ngủ vào buổi tối. Trào ngược thường xảy ra trong và sau ăn 30 - 60 phút sau ăn hoặc khi thay đổi tư thế.
  • Ho gà: Sau khi nhiễm bệnh được 5 - 10 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng, trong đó điển hình là cơn ho kéo dài 15 - 20 ngày, kèm theo sốt, nôn trớ, tím tái sau cơn ho, nhịp tim chậm. Ở trẻ nhũ nhi, dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường trở nặng do trẻ chưa được tiêm phòng bệnh.
  • Viêm phổi: Ngoài gây ra những cơn ho kéo dài, viêm phổi còn gây ra các triệu chứng bệnh khác gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở. Viêm phổi có thể xảy ra do vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, chủ yếu bị lây nhiễm trong trường học và các khu vui chơi.
  • Lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi, khiến niêm mạc mũi xung huyết, chảy dịch sau họng và gây ho kéo dài ở trẻ em. Ngoài ra, yếu tố thời tiết như không khí hanh khô, ẩm ướt cũng có thể gây ho khan kéo dài.
trẻ ho nhiều ngày không khỏi
Trẻ ho nhiều ngày không khỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Trẻ ho lâu ngày không khỏi gây biến chứng gì?

Ho là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm làm thông suốt đường hô hấp, tống dịch, đờm, dị vật ra khỏi vùng mũi, cổ họng. Dựa vào tần suất ho, các triệu chứng hô hấp và toàn thân kèm theo mà xác định nguyên nhân gây ho là sinh lý hay bệnh lý.

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, trong đó thường gặp nhất là các tình trạng sau:

Ho nhiều ngày không khỏi là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất cảnh báo các bệnh lý đường hô hấp như:

Đối với trẻ ho lâu ngày không khỏi, phụ huynh cần theo dõi sát, không tự ý mua thuốc kháng sinh mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng sai thuốc có thể khiến tình trạng sức khoẻ của bé nặng thêm hoặc kháng thuốc sau này. Chỉ nên cho trẻ sử dụng các thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng an toàn được bán không kê đơn như siro ho, long đờm, thuốc hạ sốt.

Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh cần chú ý theo dõi thân nhiệt, dinh dưỡng và nghỉ ngơi của trẻ. Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây có thể giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng. Khi có các biểu hiện bất thường khác kèm theo, bạn nên đưa trẻ đi khám để xác định và điều trị bệnh sớm.

3. Cách chăm sóc trẻ bị ho kéo dài

Ho lâu ngày không khỏi là triệu chứng của nhiều bệnh lý, vậy nên khi trẻ ho kéo dài trên 1 tuần không khỏi thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm cơn ho. Trong quá trình điều trị cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám theo hẹn, kết hợp với việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên thay đổi thực đơn phù hợp với khẩu bị của bé, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cho trẻ uống nhiều nước, uống thêm sữa, nước hoa quả để bổ sung năng lượng, vitamin và làm loãng đờm; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý 2 - 3 lần/ngày.

trẻ ho nhiều ngày không khỏi
Cần đưa bé đi khám khi trẻ ho nhiều ngày không khỏi

4. Phòng ngừa bệnh đường hô hấp cho trẻ bằng cách nào?

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những điều sau:

  • Tuân thủ lịch tiêm trong chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cho trẻ.
  • Chú trọng thay đổi chế độ ăn uống, đề cao tiêu chí dinh dưỡng và sức đề kháng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi.
  • Thường xuyên cùng trẻ tập thể thao rèn luyện sức khỏe
  • Dạy trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyên
  • Đeo khẩu trang và kính cho trẻ trước khi đi ra đường.

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, trong đó phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp. Vì thế, nếu tình trạng bệnh của trẻ kéo dài không được cải thiện, mẹ cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Maxocef 1gm
    Công dụng thuốc Maxocef 1gm

    Maxocef 1gm thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thành phần chính của thuốc Maxocef 1gm là Cefoperazon và Sulbactam, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Lykaspetin
    Công dụng thuốc Lykaspetin

    Thuốc Lykaspetin có thành phần chính là Imipenem và Cilastatin, được chỉ định điều trị bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng ổ bụng, đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da,... Dưới đây là một số thông tin hữu ...

    Đọc thêm
  • Kephazon
    Công dụng thuốc Kephazon

    Thuốc Kephazon có thành phần chính Cefoperazone. Đây là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,... Dưới đây là một ...

    Đọc thêm
  • fasdizone
    Công dụng thuốc Fasdizone

    Thuốc Fasdizone thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Vậy công dụng thuốc Fasdizone là gì và thuốc được dùng cho những đối tượng bệnh nhân nào? Việc nắm rõ thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Hwazim
    Công dụng thuốc Hwazim

    Hwazim thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng. Hwazim là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có ...

    Đọc thêm