Trẻ nôn sau khi uống thuốc, có nên uống lại liều mới?

Trẻ nôn sau khi uống thuốc là tình trạng phổ biến rất hay gặp, điều này không chỉ khiến liều lượng thuốc đi vào cơ thể bị giảm, khó có tác dụng điều trị bệnh mà còn khiến cho con cảm thấy sợ khi phải uống thuốc ở những lần tiếp theo. Vậy cha mẹ và người thân cần làm gì khi trẻ nôn sau khi uống thuốc?

1. Vì sao trẻ bị buồn nôn khi uống thuốc?

Nôn ói khi uống thuốc là tình trạng không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cả người lớn. Một vài nguyên nhân được xác định gây nên vấn đề trẻ uống thuốc hay bị nôn như:

  • Thuốc đắng khiến con không chịu hợp tác khi uống
  • Con uống trong tình trạng khóc lóc, lóc, ép buộc nên dễ bị sặc và nôn sau khi uống.
  • Chức năng nuốt của trẻ thường chưa hoàn thiện nên con dễ bị nôn khi uống.

Đây được coi là nguyên nhân chính khiến trẻ uống thuốc xong thường hay bị nôn, trớ khiến việc điều trị bệnh không mấy hiệu quả do lượng thuốc đi vào cơ thể không đủ liều lượng.

2. Có nên cho trẻ uống lại một liều thuốc sau khi nôn?

Thực chất việc có nên cho trẻ uống lại thuốc sau khi bị nôn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, có thời gian uống thuốc, loại thuốc, lượng thuốc, sức khỏe trẻ, tuổi của con... Việc xác định được đầy đủ những yếu tố này thường rất khó, vì thế lời khuyên là cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.

Sau đây là nguyên tắc dựa trên thời gian trẻ uống thuốc cho đến khi nôn để bố mẹ đưa ra quyết định. Lưu ý đây chỉ là nguyên tắc cơ bản mà cha mẹ có thể tham khảo trong từng trường hợp.

  • Trẻ nôn trong vòng 15 phút sau khi uống thuốc và có thể nhìn thấy viên thuốc (đối với thuốc dạng viên) trong dịch nôn: Bé cần uống thêm một liều thay thế.
  • Bé uống thuốc sau 1 tiếng bị nôn (15-60 phút): Bé có thể uống thêm một liều thuốc, nên cân nhắc giữa kết quả điều trị và các tác dụng phụ trong trường hợp quá liều.
  • Trẻ uống thuốc hơn 1 tiếng sau mới nôn: Bé không cần uống lại liều thuốc.

3. Cách cho trẻ uống thuốc để con không bị nôn?

Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên trẻ rất dễ mắc bệnh, nên việc dùng thuốc là điều khó tránh khỏi ở nhiều trẻ. Để quá trình dùng thuốc của con được hiệu quả, an toàn, cha mẹ nên chú ý tới một vài vấn đề sau:

  • Chia nhỏ liều thuốc

Với những thuốc có vị đắng, khó uống thường trẻ sẽ không hợp tác, con thường phản kháng bằng việc ngậm chặt miệng, khóc lóc và nếu cứ cố ép con uống rất có thể bé sẽ nôn. Lúc này mẹ nên chủ động chia nhỏ số thuốc để con uống được dễ dàng hơn cũng như tránh việc con bị nôn hết trong 1 lần uống.

Tuy nhiên với cách này mẹ cần lưu ý rằng, việc uống thuốc của con giữa các lần chia nhỏ không được quá 20 phút để thuốc phát huy tối đa công dụng trong vấn đề điều trị.

  • Dụ trẻ uống thuốc với nhiều cách khác nhau

Nhiều mẹ khi thấy con không hợp tác uống thường giữ chân tay, bóp mũi để con không phản kháng. Tuy nhiên cách này thường gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ, khiến con rất sợ uống ở những lần tiếp theo. Tốt hơn hết cha mẹ hãy làm nhiều trò để dụ dỗ con từ từ rồi nhanh chóng đưa thìa thuốc vào miệng trong lúc con không để ý. Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể giải thích cho con hiểu nếu con không chịu uống thuốc, con sẽ phải đi tiêm hoặc nằm viện như thế sẽ rất đau.

Trường hợp với trẻ sơ sinh có thể sử dụng các vật dụng thu hút trẻ như gấu bông, lắc nhạc để thu hút trẻ sau đó đưa thuốc vào miệng bé. Khi bé phản ứng khóc cần vỗ về, ôm ấp trấn tĩnh bé ổn định tinh thần sau đó mới tiếp tục cho uống.

  • Đặt thuốc vào miệng bé đúng cách

Vị giác của trẻ tập trung ở phía trước và trung tâm lưỡi, do đó nếu đưa thìa thuốc vào phần trước lưỡi trẻ lập tức phun thuốc ra ngoài và khóc. Tuy nhiên, nếu đặt thuốc vào sâu quá 2⁄3 lưỡi bé sẽ giúp bé nuốt thuốc hơn.

Trên đây là những lý giải cho việc vì sao trẻ bị nôn khi uống thuốc cũng như cách cha mẹ cần làm gì để con uống thuốc, hạn chế nôn. Cha mẹ có thể tham khảo, áp dụng để việc dùng thuốc của con trở lên hiệu quả, dễ dàng với bé hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

136K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan