Vì sao nên cho trẻ vận động để tăng sức đề kháng?

Trẻ em ngày nay chỉ thích ngồi một chỗ chơi các trò chơi điện tử, tiếp xúc với màn hình điện thoại và máy tính. Không thường xuyên vận động cơ thể khiến trẻ yếu ớt và dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng kém. Do đó, muốn tăng sức đề kháng phụ huynh nên cho trẻ vận động ngoài trời nhiều hơn.

1. Sức đề kháng là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu?

Hiện nay, các bậc phụ huynh khi nuôi dưỡng con trẻ thường chỉ quan tâm đến việc cho con ăn món gì để đủ chất mà quên mất việc tăng sức đề kháng. Vậy tăng sức đề kháng là gì mà cần thiết đến như vậy?

Sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ của cơ thể trước các nhân tố xâm nhập vào bên trong con người như vi khuẩn, vi rút, các bệnh truyền nhiễm,... Khi sức đề kháng của trẻ yếu, hệ thống miễn dịch suy giảm thì đồng nghĩa với việc cơ thể của trẻ yếu ớt, có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào mà cha mẹ không phòng tránh được.

Dấu hiệu để nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu:

  • Trẻ dễ mắc bệnh vặt như: Ho, sổ mũi, sốt, viêm họng... Thậm chí nặng hơn là cúm, sốt xuất huyết, uốn ván hay bạch hầu
  • Trẻ mất nước qua biểu hiện khô da, môi, lưỡi hoặc hay khát nước, mắt trũng, tiểu tiện ít, khi khóc không có nước mắt
  • Trẻ có biểu hiện chán ăn, hay quấy khóc
  • Trẻ có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như kém hấp thu, dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc và chậm phát triển
  • Vết thương hở lâu lành: Sức đề kháng của trẻ kém làm suy giảm khả năng liền miệng vết thương, khiến máu khó đông và lâu lành vết thương.
cho trẻ vận động
Cho trẻ vận động thể thao để phát triển toàn diện thể chất lẫn trí tuệ

2. Vận động thể thao có lợi ích gì đối với trẻ?

  • Vận động thể thao giúp bé phát triển toàn diện thể chất lẫn trí tuệ, tạo cho con cảm giác tự tin, linh hoạt. Đồng thời, giúp con có lối sống tích cực, lành mạnh.
  • Theo các chuyên gia, trẻ vận động nhiều sẽ giúp lưu thông và tuần hoàn máu đi đến khắp các ngóc ngách của cơ thể, hỗ trợ cơ thể hoạt động
  • Khi trẻ vận động khoa học thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, xương, cơ bắp chắc chắn, đồng thời tiêu hao lượng mỡ dư thừa để tránh các bệnh béo phì từ khi còn nhỏ.
  • Phụ huynh cho trẻ vận động thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, tăng sức đề kháng giúp con chống lại các mầm bệnh lây nhiễm, virus cúm mùa,..
  • Ngoài ra, vận động cũng nâng cao khả năng tập trung, giúp trẻ trong học tập và sinh hoạt tốt hơn.
cho trẻ vận động
Phụ huynh cho trẻ vận động thường xuyên sẽ giúp con tăng cường hệ miễn dịch

3. Một số môn thể thao cho trẻ vận động giúp tăng sức đề kháng

Không ít phụ huynh băn khoăn làm cách nào để tăng sức đề kháng cho trẻ em mà lại an toàn, hiệu quả, không tiềm ẩn rủi ro. Sau đây là một số gợi ý về các môn thể thao giúp trẻ cảm thấy vui vẻ hơn khi vận động để tăng sức đề kháng:

  • Thể thao sức bền ví dụ như chạy bền, bơi lội, trượt patin,....giúp trẻ tăng sức đề kháng, thúc đẩy hệ tim mạch và tiêu hao lượng calo trong cơ thể. Đây là nền tảng tốt giúp trẻ luyện tập các môn thể thao khác dễ dàng hơn.
  • Thể thao đồng đội như đá cầu đôi, đá bóng, bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền,... những trò chơi vận động này giúp trẻ xây dựng tinh thần đồng đội cao, dễ dàng làm việc nhóm trong học tập và vui chơi sau này, phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay chân.
  • Thể thao mạo hiểm như đạp xe, leo núi, chèo thuyền, bơi lặn, trượt băng,... giúp trẻ tăng sức đề kháng của cơ thể, khả năng phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận, nâng cao sức chịu đựng... Cha mẹ nên khuyến khích con thử sức những môn này để con có thể bộc lộ được hết sự thông minh, nhanh trí, xử lý vấn đề và đặc biệt là sức chịu đựng của con. Hiện nay việc bố mẹ quá cưng chiều con đã khiến sức chịu đựng của trẻ rất ít hoặc không có, sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới lối sống sau này.
  • Thể thao kết hợp với âm nhạc như nhảy, khiêu vũ, múa bale, hip-hop, trượt băng nghệ thuật... Trẻ yêu âm nhạc sẽ rất thích những những môn vận động này. Thông qua đó, trẻ có thể làm chủ bản thân về tốc độ, khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ em.
  • Thể thao võ thuật như đấu kiếm, karate, judo, tae kwon-do, đấu vật,... giúp trẻ tăng tốc độ, sự phối hợp nhuần nhuyễn tứ chi, phản xạ nhanh nhạy, tiêu hao lượng calo trong cơ thể, xương và cơ bắp phát triển tốt hơn.

Thấy được tầm quan trọng của thể dục thể thao, phụ huynh nên cho trẻ vận động nhiều hơn phù hợp với lứa tuổi, tạo thành thói quen tốt cho con. Hoạt động thể chất nhiều không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ em, hạn chế được các bệnh virus lây nhiễm, béo phì, thừa cân,... mà còn giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh cường tráng, phát triển tinh thần và kỹ năng sống tốt.

Bên cạnh việc vận động hợp lý, cha mẹ cần đảm bảo giấc ngủ, có chế độ dinh dưỡng phù hợp và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... cho trẻ để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan