Bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh lậu tiếng Anh là Blennorrhagia, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan sinh dục ở nam lẫn nữ. Bệnh lậu không thể tự khỏi, và cần được chữa trị bằng phương pháp y tế đến khi dứt điểm.

1. Tổng quan về bệnh lậu

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục rất phổ biến. Đối tượng nguy cơ bao gồm cả nam và nữ, bất kỳ người nào có tham gia hoạt động tình dục đều có thể nhiễm bệnh lậu. Tuy nhiên, tại Việt Nam bệnh lậu thường phổ biến ở nhóm thanh thiếu niên và người trẻ (thường độ tuổi từ 15 đến 24). Bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và vùng cổ họng.

Những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Quan hệ tình dục mà không có sự bảo vệ (không dùng bao cao su)
  • Có nhiều bạn tình
  • Mang một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) khác hoặc HIV
  • Quan hệ tình dục trong tình trạng không tỉnh táo hoặc bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy (làm giảm khả năng sử dụng bao cao su đúng cách)
Bệnh lậu
Bệnh lậu có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và vùng cổ họng

2. Cách nhận biết và chẩn đoán bệnh lậu

Triệu chứng của bệnh lậu đôi khi không rõ ràng, thậm chí có thể không có triệu chứng nào cả. Theo ước tính có khoảng 20% nam giới và đến 80% phụ nữ nhiễm bệnh không thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, có triệu chứng, thì trong vòng 10 ngày sau khi phơi nhiễm có thể thấy các dấu hiệu:bệnh lậu ở nam giới

  • Cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện, mắc đi tiểu nhiều lần.
  • Dương vật tiết dịch bất bình thường màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây
  • Sưng hoặc đau tinh hoàn
  • Cảm giác ngứa, đau ở hậu môn, chảy máu hậu môn, sưng tuyến tiền liệt và tiết dịch từ hậu môn.

Hầu hết bệnh lậu ở nữ giới đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Ngay cả khi có triệu chứng thì cũng rất nhẹ và dễ bị nhầm sang nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang. Những dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện hay trong lúc quan hệ tình dục
  • Tăng dịch tiết âm đạo, dịch tiết có màu bất bình thường (chất lỏng màu hơi trắng hay vàng nhạt)
  • Chảy máu âm đạo dù không phải kỳ kinh nguyệt
  • Đau bụng hay lưng
  • Đau nhức và ngứa hậu môn, chảy máu hậu môn, trực tràng, đau rát khi đại tiện.
  • Nhiễm trùng đường miệng có thể gây nên đau họng.
  • Trong trường hợp bị nhiễm nặng hơn, sốt

Phụ nữ mắc bệnh lậu về lâu dài có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng hơn do bị nhiễm trùng. Dù là nam hay nữ thì khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì bạn cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra và thực hiện xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, có thể xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh lậu. Tuy nhiên nếu bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc đường miệng, bác sĩ có thể sử dụng gạc để thu thập mẫu xét nghiệm từ cổ họng hoặc từ trực tràng của người bệnh. Ngoài ra mẫu xét nghiệm cũng có thể lấy từ niệu đạo (đường tiểu) của nam giới hoặc cổ tử cung của nữ giới.

Bệnh lậu
Phụ nữ mắc bệnh lậu về lâu dài có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng

3. Bệnh lậu lây qua đường nào?

Trên thực tế, có nhiều người không biết bệnh lậu lây qua những đường nào, điều này khiến cho việc phòng ngừa gặp nhiều khó khăn hơn. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu quan hệ tình dục không an toàn qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng với người bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, một số con đường lây truyền bệnh lậu từ người này sang người khác có thể là:

  • Lây truyền qua đường máu
  • Lây truyền qua sử dụng vật trung gian như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn tắm, khăn mặt...
  • Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh lậu nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề sức khỏe vĩnh viễn ở cả nam và nữ. Do vậy đây là một chứng bệnh khá nguy hiểm và cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Ở nữ giới, bệnh lậu nếu không được điều trị có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID) với các biến chứng như:

  • Hình thành mô sẹo gây tắc ống dẫn trứng
  • Thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con)
  • Vô sinh (không thể có thai)
  • Đau bụng, đau vùng chậu thời gian dài.

Ở đàn ông, bệnh lậu có thể gây ra tình trạng đau đớn trong các ống nối với tinh hoàn. Trong một số trường hợp hiếm gặp bệnh có thể khiến cho nam giới bị vô sinh hay mất khả năng làm cha.

Ngoài ra, bệnh có thể lan vào máu và khớp gây đe dọa đến tính mạng, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV..

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Vinmec dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Xét nghiệm HIV
    Không tìm thấy RNA HIV trong máu cần làm gì tiếp theo?

    Xin chào bác sĩ! Cháu có tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV được 8 tuần. Sau đó, cháu có làm xét nghiệm HIV Realtime PCR HIV đo tải lượng HIV ở Vinmec thì được kết quả ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • thuốc enoxacin
    Enoxacin là thuốc gì?

    Thuốc Enoxacin là một loại kháng sinh, được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Thường được lựa chọn để điều trị nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu. Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ đảm ...

    Đọc thêm
  • orafort 200
    Công dụng thuốc Orafort 200

    Thuốc Orafort 200 có thành phần chính là Ofloxacin, được sử dụng trong điều trị viêm bể thận, viêm tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, nhiễm trùng do phẫu thuật, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng đường hô hấp và lậu ...

    Đọc thêm
  • rocacef
    Công dụng thuốc Rocacef

    Rocacef chứa hoạt chất Cefoperazone 1g, được bào chế dưới dạng bột tiêm thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Cùng tìm hiểu về công dụng và những lưu ý khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • ibadaline
    Công dụng thuốc Ibadaline

    Ibadaline thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm, được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn nhạy cảm với Clindamycin. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc ...

    Đọc thêm