Làm thế nào khi bị dư ối lúc mang thai?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Lượng nước ối sẽ tăng theo tuần tuổi và cho đến tuần thứ 36 thì lượng nước ối chuẩn trong bụng bà bầu là khoảng 1000ml, rồi sau giảm dần trong giới hạn bình thường cho đến lúc sinh. Nhưng trong một số trường hợp, lượng nước ối trong bụng người mẹ có thể tăng lên gấp 2 đến 3 lần so với bình thường, điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.

1. Hiện tượng dư nước ối là gì?

Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi sau vài tuần đầu của thai kỳ. Nó có vai trò tái tạo năng lượng, cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi những chấn thương khi ở trong bụng mẹ như tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung của người mẹ gây nên và đặc biệt nó có tính chất kháng khuẩn giúp thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.

Lượng nước ối bình thường trong thai kỳ theo từng tuần tuổi như sau:

  • Thai nhi từ 16 - 32 tuần tuổi thì lượng nước ối khoảng 250 - 600ml.
  • Lượng nước ối này sẽ tăng dần theo tuổi thai nhi và đến tuần thứ 34 sẽ là 800ml, khi thai nhi đạt 36 tuần tuổi thì lượng nước ối có thể lên đến 1000ml.
  • Những tuần tiếp theo của thai kỳ cho tới lúc bà mẹ sinh thì lượng nước ối sẽ giảm xuống mức bình thường là 600 - 800ml.

Khi lượng nước ối bao quanh thai nhi vượt quá mức bình thường thì được gọi là hiện tượng dư nước ối lúc mang thai. Hiện tượng dư nước ối này thường hiếm gặp và rất khó phát hiện đối với các trường hợp nhẹ, nó chỉ xảy ra ở 1% các bà mẹ khi mang thai. Trong trường hợp dư nước ối nghiêm trọng nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng dư nước ối

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dư nước ối lúc mang thai, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Thai phụ mắc bệnh đái tháo đường: Có đến 10% phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ bị dư nước ối khi mang thai. Để giảm lượng nước ối này, các bà mẹ cần kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình.
  • Mang đa thai: Bà mẹ sinh khi sinh đôi, sinh ba,...thì khả năng dư nước ối rất cao do sự trao đổi chất giữa các bào thai không được cân bằng, nghĩa là một đứa trẻ có thể có nhiều nước ối trong khi đứa khác thì có rất ít nước ối.
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc có các hiện tượng khác thường khi trong bụng mẹ: Khi trẻ bị các dị tật bẩm sinh hoặc bị các vấn đề như sứt môi, hẹp môn vị, não úng thủy,... thì có khả năng rất cao trẻ sẽ ngừng nuốt nước ối trong khi thận của trẻ vẫn tiếp tục bài tiết nước tiểu. Điều này dẫn đến tình trạng dư nước ối lúc mang thai ở bà mẹ.
  • Ngoài ra hiện tượng dư nước ối này còn do sự nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé,...
dư nước ối và cách khắc phục
Khi lượng nước ối bao quanh thai nhi vượt quá mức bình thường thì được gọi là hiện tượng dư nước ối lúc mang thai

3. Dư nước ối có sao không?

Một số trường hợp dư ối khi mang thai có thể không gây bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, những trường hợp dư ối nghiêm trọng có thể gây nên tình trạng vỡ màng ối sớm dẫn đến sinh sớm hơn dự kiến, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, thậm chí có thể gây dị tật xương trẻ khi sinh ra. Ngoài ra, dư nước ối khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưuxuất huyết sau sinh.

Hiện tượng dư nước ối gồm 2 loại:

  • Dư nước ối cấp: Thường xảy ra ở tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ, nó gây nên tình trạng chuyển dạ sớm, nặng có thể gây sảy thai hoặc gây nên các triệu chứng trầm trọng dẫn đến việc phải chấm dứt thai kỳ.
  • Dư nước ối mạn: Hiện tượng này thường xảy ra ở cuối thai kỳ và chiếm đến 95% các trường hợp dư ối. Thai phụ mắc bệnh dư nước ối mạn thường không đau và khó thở nhiều như đa ối cấp, khi đến 3 tháng cuối thai kỳ thai phụ, sẽ cảm thấy nặng bụng, khó thở, tim đập nhanh. Đối với thai nhi có thể mắc các tật bẩm sinh trong nội tạng do bị nước ối chèn ép quá mức, trọng lượng của trẻ khi có mẹ bị dư ối mạn sẽ nhẹ hơn các trẻ khác.

4. Cách điều trị dư ối khi mang thai

Dư ối và cách khắc phục
Trong một số trường hợp, để khắc phục hiện tượng này bác sĩ có thể cho bà mẹ uống các loại thuốc giảm sản xuất ối

Khi bị dư nước ối lúc mang thai, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có các cách điều trị khác nhau. Trường hợp dư nước ối nhẹ, bác sĩ sẽ cho thai phụ sử dụng thuốc lợi tiểu để thải bớt lượng nước ối ra ngoài. Đối với trường hợp dư nước ối nặng, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ lượng nước ối của thai phụ, nếu tăng quá nhanh thai phụ có thể phải phẫu thuật, chọc ối để rút bớt lượng nước ối bao quanh thai nhi.

Trong một số trường hợp, để khắc phục hiện tượng này bác sĩ có thể cho bà mẹ uống các loại thuốc giảm sản xuất ối, tuy nhiên phương pháp này chỉ được sử dụng khi thai nhi nhỏ hơn 32 tuần tuổi vì từ 32 tuần tuổi trở đi, khi sử dụng loại thuốc này cho bà bầu có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.Nếu thai phụ được chẩn đoán là dư ối lúc mang thai, dù nhẹ hay nặng, các bà bầu cũng cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình:

  • Đảm bảo số lượng protein và chất đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm như hải sản, thịt động vật,...
  • Nên ăn nhiều rau xanh nhưng phải hạn chế các loại rau chứa nhiều nước và không nên chế biến chúng dưới dạng canh hoặc súp.
  • Hạn chế ăn trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu... Thay thế bằng các loại hoa quả khác nhiều chất xơ và vitamin như táo, lê, chuối, đu đủ,...
  • Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi 1 cách hợp lý.

5. Dư ối có nên uống nhiều nước

Nước ối là chất lỏng được chuyển từ hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ vào trong túi ối. Do đó, nếu ăn uống quá nhiều chất lỏng có thể sẽ khiến cho tình trạng dư nước ối ở bà mẹ trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, khi thai phụ được chẩn đoán là dư nước ối thì dù nhẹ hay nặng cũng không nên uống quá nhiều nước trong thai kỳ. Tuy nhiên vẫn phải bổ sung 1 lượng nước nhất định để đảm bảo lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Nên uống đủ nước khoảng từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, tuyệt đối không được ăn mặn vì muối có khả năng giữ nước trong cơ thể. Khi nghi ngờ bản thân bị dư ối lúc mang thai, bà mẹ cần đến ngay các cơ sở y tê để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các trước hợp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Dư ối và cách khắc phục
Nếu ăn uống quá nhiều chất lỏng có thể sẽ khiến cho tình trạng dư nước ối ở bà mẹ trở nên nghiêm trọng hơn

Hiện tượng dư ối là tình trạng hiếm gặp và gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp thai phụ bị dư ối thì có thể kiểm soát được tình hình và giúp chỉ số nước ối trở về bình thường nếu như thăm khám thường xuyên trong thai kỳ và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh. Đặc biệt, nếu tình trạng dư ối quá phức tạp và thai nhi đã đủ tuần sinh thì có thể sẽ được kích thích sinh sớm mà không cần chờ chuyển dạ.

Dư ối thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, ngoài tình trạng dư ối, phụ nữ mang thai còn hay gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu doạ sinh sớm.... Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ của thai phụ và thai nhi, ở giai đoạn này thai phụ cần:

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

279.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan