Sau sinh 6 tuần: Cơ thể người mẹ phục hồi thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Ở thời điểm sau sinh 6 tuần, người mẹ đã có thể cảm nhận thấy cơ thể mình bắt đầu có sự hồi phục. Tuy nhiên trong thời gian này người mẹ có thể có những thay đổi về tâm sinh lý khác nhau do chưa thích nghi được với việc chăm em bé nên dễ dàng bị stress, trầm cảm sau sinh. Lúc này, bạn nên để cơ thể được phục hồi tự nhiên và áp dụng các biện pháp phục hồi sau sinh với các hoạt động nhẹ nhàng như luyện tập thể dục, quan hệ tình dục.

1. Chảy máu sau sinh

Chảy máu sau sinh ở thời điểm này sẽ rất nhẹ và sẽ hết trong giai đoạn này. Nếu nó tái phát hoặc chảy máu nhiều, bạn nên liên hệ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình để tìm hiểu được nguyên nhân cũng như biện pháp xử trí phù hợp. Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo giữ cho bản thân được nghỉ ngơi và không gắng sức quá nhiều sẽ giữ cho máu chảy ở mức tối thiểu, đồng thời giúp các vết thương mau lành hơn.

chảy máu vùng kín
Chảy máu sau sinh ở thời điểm này sẽ rất nhẹ và sẽ hết trong giai đoạn này

2. Phục hồi cơ thể chung

Lúc này, vùng âm đạo của bạn không còn đau nữa, mặc dù bạn có thể sẽ cảm thấy toàn bộ mọi thứ chưa đủ hồi phục để quan hệ tình dục. Vết sẹo mổ đẻ của bạn có thể hơi mềm hoặc thậm chí tê, nhưng cơn đau của bạn sẽ giảm dần và ở mức độ nhẹ hơn. Một số trường hợp sẽ gặp tình trạng thiếu cảm giác kéo dài dọc theo vết sẹo mổ đẻ là bình thường vì vết rạch cắt qua các dây thần kinh cần thời gian để hồi phục (và có thể không bao giờ nối lại hoàn toàn). Bạn vẫn có thể trông hơi giống phụ nữ mang thai, nhưng tử cung của bạn đang dần thu nhỏ trở lại kích thước bình thường .

3. Thay đổi tâm trạng và trầm cảm sau sinh

Nhiều bà mẹ trải qua “Baby blues” trong hai tuần đầu tiên sau sinh và những cảm giác này có thể kéo dài trong nhiều tuần sau đó. Thông thường, các bà mẹ thường có những cảm xúc như: cảm thấy buồn, muốn khóc vì những điều nhỏ nhặt nhất và đôi khi đi từ cảm giác phấn khích trong một phút rồi chuyển ngay sang buồn sau đó. Điều này có thể là do nồng độ hormone đang trải qua một sự điều chỉnh rất lớn, cũng như cơ thể và lối sống của bạn (như khi trở thành một người mẹ). Vì vậy, việc cảm thấy quá tải hoặc căng thẳng hoặc thậm chí là nhớ cuộc sống cũ là điều rất bình thường.

Đôi khi, cảm xúc sa sút từ tất cả những thay đổi này có thể trở nên khó khăn hơn và chuyển thành trầm cảm sau sinh.

Nếu bạn vẫn còn cảm thấy buồn bã sau hai tuần, đặc biệt nếu cảm thấy cực độ hoặc không thể kiểm soát được, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn tâm lý của bạn về chứng trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh con
Đôi khi, cảm xúc sa sút từ tất cả những thay đổi này có thể trở nên khó khăn hơn và chuyển thành trầm cảm sau sinh

4. Một số điều mà bà mẹ sau 6 tuần sinh có thể làm

4.1. Tiếp tục hoạt động tình dục

Khi đến thăm khám bác sĩ ở thời điểm sau sinh 6 tuần, bạn có thể được tư vấn hoạt động tình dục trở lại. Nhưng bạn cảm thấy mọi thứ vẫn chưa sẵn sàng, vì vậy đối tác của bạn sẽ cần để bạn quyết định khi nào bạn cảm thấy thực sự sẵn sàng cho hoạt động này. Và bạn hãy nhớ rằng: “Tình dục” không nhất thiết phải là giao hợp thực sự. Đây cũng là cách phục hồi cô bé sau sinh.

4.2. Bắt đầu áp dụng biện pháp tránh thai trở lại

Bạn có khả năng sinh sản ngay cả khi đang nuôi con bú, vì vậy bạn cần phải đảm bảo rằng trong quá trình này bạn vẫn cần sử dụng biện pháp tránh thai để có thể không gặp phải tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Bạn có thể nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những biện pháp tránh thai, đồng thời lựa chọn cho bạn một phương pháp tránh thai an toàn nhất khi đang cho con bú. Vì thói quen cho con bú của bạn bây giờ đã được thực hiện tốt, nên an toàn nhất là bạn hãy bắt đầu uống những viên thuốc nhỏ này ở tuần thứ sáu sau khi sinh. Đây là một hình thức ngừa thai chỉ chứa progesterone. Thuốc viên mini có hiệu quả ngừa thai mà không làm giảm nguồn sữa của bạn.

4.3. Thực hiện các bài tập kegel

Chúng tôi biết chắc chắn có nhiều ưu tiên khác trong danh sách việc cần làm của bạn khi bạn trở thành người mẹ mới, nhưng khi đó bạn không có thời gian như hiện tại để bắt đầu tập luyện các cơ xương chậu đó. Nhưng bác sĩ khuyên bạn nên đợi đến mốc 6 tuần để đảm bảo rằng các vết rách tầng sinh môn và sự hồi phục âm đạo đã hoàn toàn lành lại.

4.4. Tập thể dục

Cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ, bạn hãy nên dừng tập thể dục trong sáu tuần để cơ thể có thời gian hoàn thiện phần lớn quá trình hồi phục sau sinh thườngsinh mổ. Mặc dù nó có vẻ như không đúng ở thời điểm này, nhưng bạn sẽ trở lại thời kỳ trước khi có em bé và trước khi mang thai bằng những bài tập hàng ngày. Và điều đó có thể sẽ không mất nhiều thời gian như bạn nghĩ. Vì vậy bạn cũng không cần phải quá vội vàng để thực hiện việc này. .

tập thể dục
Cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ, bạn hãy nên dừng tập thể dục trong sáu tuần để cơ thể có thời gian hoàn thiện phần lớn quá trình hồi phục sau sinh thường và sinh mổ

5. Một số đề xuất cách làm phục hồi sau sinh

  • Mặc dù về mặt kỹ thuật, đây là khi thời kỳ hậu sản kết thúc, nhưng nhiều phụ nữ vẫn không cảm thấy giống như họ trước khi sinh con và mang thai, vì vậy hãy nhẹ nhàng với bản thân.
  • Nếu bạn đã sẵn sàng để tiếp tục tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ.
  • Điều tương tự cũng đúng đối với hoạt động tình dục: Chỉ vì bạn sạch sẽ không có nghĩa là bạn cảm thấy sẵn sàng. Hãy lắng nghe cơ thể của mình trên tất cả.
  • Bạn có thể bị kiệt sức vào thời điểm này hoạt động quá tải. Hãy tập luyện càng thường xuyên càng tốt.

Chăm sóc, phục hồi sức khỏe sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé. Việc phục hồi cơ thể và tâm sinh lý sẽ tạo cho người mẹ cảm giác thoải mái, hạn chế các biến chứng về sức khỏe và tâm sinh lý có thể xảy ra. Sau sinh, người mẹ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Phụ sản để được tư vấn về cách phục hồi sức khỏe cũng như các biện pháp luyện tập phù hợp và sự tư vấn về biện pháp tránh thai, khoảng cách sinh, xem lại thông tin về chăm sóc và cho trẻ ăn, nói về thói quen ngủ,... Điều này sẽ giúp mẹ giải tỏa được áp lực cũng như có kiến thức chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và trẻ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, whattoexpect.com, verywellfamily.com, parents.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan